Aa

Còn tình trạng “trên nóng, dưới lạnh” trong cắt giảm điều kiện kinh doanh

Thứ Bảy, 17/03/2018 - 14:01

Nói về quá trình cắt giảm điều kiện kinh doanh tại các bộ ngành, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định, môi trường kinh doanh trong thời gian qua đã tốt lên nhiều nhưng cần phải làm quyết liệt, nỗ lực hơn nữa.

"Chúng ta không tính kết quả khi chỉ mới có văn bản trình mà kết quả phải được tính khi các điều kiện kinh doanh được gỡ tận gốc", Phó Thủ tướng nói.

Theo quan điểm của Phó Thủ tướng, việc thực hiện Nghị quyết 19 về cải thiện môi trường kinh doanh nên có sự so sánh giữa các Bộ, ngành, giữa các địa phương với nhau chứ không nên chỉ dừng lại ở việc đo đếm trong nội bộ các bộ, ngành, địa phương.

Theo quan điểm của Phó thủ tướng việc thực hiện Nghị quyết 19 về cải thiện môi trường kinh doanh nên có sự so sánh giữa các Bộ, ngành, giữa các địa phương với nhau chứ không nên chỉ dừng lại ở việc đo đếm tại bộ, ngành. Ảnh: Chân Luận.

Theo quan điểm của Phó Thủ tướng việc thực hiện Nghị quyết 19 về cải thiện môi trường kinh doanh nên có sự so sánh giữa các Bộ, ngành, giữa các địa phương với nhau chứ không nên chỉ dừng lại ở việc đo đếm tại bộ, ngành. Ảnh: Chân Luận.

“Cũng yêu cầu lần này ngoài thực hiện Nghị quyết 19 có so sánh giữa các bộ với nhau và với các tỉnh, các địa phương với nhau chứ không nên chỉ dừng lại ở việc so sánh chỉ trong một bộ”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Về phần mình, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan nhấn mạnh, việc thực hiện Nghị quyết 19 trong việc cải tạo môi trường kinh doanh của Việt Nam 4 năm qua mỗi năm đều tốt hơn, mỗi một năm đều có các sáng kiến thúc đẩy mới.

“Môi trường kinh doanh của Việt Nam thời gian qua được cộng đồng doanh nghiệp trong nước cũng như các tổ chức quốc tế đánh giá cao, minh chứng qua vị thứ xếp hạng cũng như các chỉ số liên quan liên tục được cải thiện.

Theo quan điểm của Phó thủ tướng việc thực hiện Nghị quyết 19 về cải thiện môi trường kinh doanh nên có sự so sánh giữa các Bộ, ngành, giữa các địa phương với nhau chứ không nên chỉ dừng lại ở việc đo đếm tại bộ, ngành. Ảnh: Chân Luận.

Ảnh: Chân Luận.

Sau 4 năm thực hiện Nghị quyết 19 của Chính phủ kể từ 2014, năng lực cạnh tranh quốc gia của Việt Nam tăng từ vị trí 60 năm 2016 lên 55/137 nền kinh tế vào năm 2017; môi trường kinh doanh tăng 14 bậc từ 82 lên 68/190 nền kinh tế và đổi mới sáng tạo cải thiện 12 bậc”, bà Lan dẫn chứng.

Dù vậy, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan vẫn cho rằng, quá trình cắt giảm điều kiện kinh doanh tại các bộ, ngành vẫn diễn ra chưa đều, vẫn còn tình trạng trên nóng dưới lạnh trong cắt giảm điều kiện kinh doanh. Bà Lan đánh giá, đây là nguyên nhân quan trọng khiến quá trình loại bỏ giấy phép không đạt được kết quả như mong muốn.

Nhớ lại câu chuyện dẹp bỏ giấy phép con dưới thời Thủ tướng Phan Văn Khải, bà Lan kể, thời đó Tổ thi hành Luật Doanh nghiệp năm 1999 đã làm được rất nhiều việc liên quan đến điều kiện kinh doanh và làm được rất nhanh chóng. Kết quả là chỉ sau một thời gian ngắn thi hành Luật Doanh nghiệp, Thủ tướng Phan Văn Khải đã có văn bản bãi bỏ 158/400 giấy phép tồn tại lúc đó, tức là cắt đi 40% tổng số giấy phép, chỉ bằng 1 quyết định của Thủ tướng.

“Thế bây giờ Thủ tướng có làm thế được không hay phải chờ các Bộ, đến lúc nào họ làm được cái mức 30 – 50% yêu cầu?”, bà Lan đặt câu hỏi.

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan nhấn mạnh, việc thực hiện Nghị quyết 19 trong việc cải tạo môi trường kinh doanh của Việt Nam 4 năm qua mỗi năm đều tốt hơn, mỗi một năm đều có các sáng kiến thúc đẩy mới.

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan nhấn mạnh, việc thực hiện Nghị quyết 19 trong việc cải tạo môi trường kinh doanh của Việt Nam 4 năm qua mỗi năm đều tốt hơn, mỗi một năm đều có các sáng kiến thúc đẩy mới.

Để quá trình cắt giảm điều kiện kinh doanh đạt được kết quả như mong muốn, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan đề nghị một cách làm mới trong rà soát, cắt giảm điều kiện kinh doanh: lập một danh mục toàn bộ điều kiện kinh doanh còn lại, làm một biên bản rà soát và đưa ra yêu cầu về tiến độ.

“Căn cứ vào bản tiến độ đó, đối chiếu với thời điểm yêu cầu, ví dụ đến tháng 5, tháng 6 phải cắt cái này mà chưa cắt được thì Thủ tướng quyết định cắt. Không chờ các Bộ nữa, việc gì phải chờ như vậy? Hệ thống hành chính của chúng ta theo kiểu đó sẽ không bao giờ đuổi được theo để mà chờ đợi những công chức của các Bộ nóng lên được - trong khi họ đang lạnh tanh với doanh nghiệp cũng là lạnh tanh với phát triển của đất nước.

Tôi cho là không thể chờ thế được. Cần phải nóng lên, ở trên phải nóng theo cách đó thì ở dưới may ra mới chịu nóng hơn”, bà Lan nói.

Mặt khác, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng việc khen thưởng đối với các đơn vị có hoạt động tốt trong cắt giảm điều kiện kinh doanh cần đúng mực.

“Tôi cũng đã tranh luận với TS Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện nghiên cứu và quản lý kinh tế Trung ương về chuyện khen hay không khen Bộ Công Thương khi họ cắt giảm hơn 675 điều kiện kinh doanh.

Tôi nói đáng lẽ phải phạt từ cái lúc họ đẻ ra điều kiện, tung ra điều kiện đó chứ không phải bây giờ họ ra điều kiện xong, 3 - 4 năm trời hành hạ doanh nghiệp, gây ra bao nhiêu tốn kém cho xã hội, làm giảm năng lực cạnh tranh của Việt Nam để rồi lúc họ bỏ thì khen. Làm như vậy thì hóa ra họ sẽ có quyền đẻ tiếp những cái mới để năm sau cắt bỏ thì được khen à? Phải phạt ngay cái lúc họ làm sai chứ. Tôi nghĩ cái đó là cái cần”, bà Lan nêu quan điểm.

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Thương hiệu dẫn đầu

Lên đầu trang
Top