Aa

Cuối năm, cảnh giác với chiêu trò của cò đất

Chủ Nhật, 09/12/2018 - 14:01

Cuối năm, cảnh giác với chiêu trò của cò đất; "Lỗ hổng" kiến trúc Việt: Những bản sao vô hồn, không bản sắc; Bất động sản nghỉ dưỡng: Hé lộ vùng đất mới đang bứt tốc; Gian lận chuyển giá trong doanh nghiệp FDI: Phát hiện không khó sao vẫn "bó tay"?... là những thông tin được quan tâm trong 24h.

Cuối năm, cảnh giác với chiêu trò của cò đất

Nắm bắt tâm lý muốn mua nhà đất cuối năm của khách hàng, nhiều môi giới, cò đất tung chiêu dụ dỗ, thậm chí lừa gạt để người mua sập bẫy.

Sau đám cưới, anh Vương bắt đầu tìm kiếm một mảnh đất để xây nhà. Đang có trong tay 2 tỷ đồng, lại không muốn phải vay ngân hàng nên anh Vương xác định khu vực sẽ mua thuộc quận Thủ Đức hoặc quận 9. Anh lên mạng đọc các thông tin rao bán đất ở những khu vực này, nhưng khá bối rối bởi thông tin thì nhiều nhưng không có cơ sở để xác thực.

“Mình mua nhà để ở nên muốn tìm khu vực ổn định, giá cả phù hợp và đặc biệt pháp lý chắc chắn. Nhưng thông tin trên mạng rao bán mình không biết đâu mà lần”, anh Vương nói.

Giao dịch đất nền luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro khi gặp phải cò đất, môi giới

Giao dịch đất nền luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro khi gặp phải cò đất, môi giới "tung chiêu" (ảnh Internet)

Một lần, anh Vương đọc được thông tin rao bán mảnh đất có diện tích 60m2 tại phường Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức với mức giá chỉ 20 triệu đồng/m2. Tuy nhiên, sau khi gọi điện thăm dò thì anh biết mình đang bị lừa.

“Họ nói mức giá chỉ 20 triệu/m2 nhưng thực tế là 25 triệu/m2, vị trí của dự án cũng không phải ở Thủ Đức mà tại Bình Dương. Hỏi tại sao thì họ kêu đó cách để thu hút người mua. Mình đòi xem giấy tờ pháp lý dự án thì họ không đồng ý, kêu phải xuống tận dự án mới cho xem. Những người này không dùng zalo, và một bài nói chuyện y chang nhau”, anh Vương bức xúc.

Xem thông tin chi tiết tại đây

"Lỗ hổng" kiến trúc Việt: Những bản sao vô hồn, không bản sắc

Kiến trúc đô thị thời kỳ sau chiến tranh khoác một màu đơn điệu nhưng trật tự và ngăn nắp. Bằng chứng là các khu nhà tập thể được quy hoạch bài bản theo mô hình tiểu khu nhà ở của Liên Xô và xây dựng bằng phương pháp lắp ghép bê tông tấm nhỏ, tấm lớn, có cấu trúc căn hộ khép kín rộng từ 24 đến 36 m2 ở khu vực Thanh Xuân, Thanh Nhàn, Quỳnh Mai, Kim Liên, Trung Tự, Thành Công, Giảng Võ…

Sau đó, sự xuất hiện Khu đô thị mới Bắc Linh Đàm ở Hà Nội và Khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng ở TP.Hồ Chí Minh đầu thập niên 90 là khởi đầu đầy ấn tượng cho việc hình thành các khu nhà ở kiểu mới, cao tầng, kiến trúc hiện đại và tiện nghi tại các đô thị mới những năm tiếp theo, góp phần làm cho kiến trúc đô thị đổi thay tích cực theo hướng văn minh hiện đại.

Nhiều người đánh giá kiến trúc công trình ở ta khá đẹp, dù bị sắp xếp trong những quần thể xấu xí. Tuy nhiên, số công trình như vậy chưa nhiều và thường có quy mô nhỏ lẻ. Chưa thấy có nhiều những bứt phá về triết lý, về triển khai các công nghệ tiên tiến, về giải pháp thích nghi khí hậu nóng ẩm, sử dụng năng lượng rẻ, vật liệu tại chỗ… trừ một số ít toà nhà được ưu tiên đầu tư chu đáo, có những thành công nhất định về công nghệ và hình thức kiến trúc.

Kiến trúc đô thị thời kỳ sau chiến tranh khoác một màu đơn điệu nhưng trật tự và ngăn nắp

Kiến trúc đô thị thời kỳ sau chiến tranh khoác một màu đơn điệu nhưng trật tự và ngăn nắp

Các công trình do nhà tư vấn nước ngoài thực hiện ở nước ta thường lạm dụng kính bao che, máy điều hoà nhiệt độ, ít phù hợp khí hậu, ảnh hưởng đến sức khoẻ và tâm thế người sử dụng.

Xét một cách toàn cục, cái hiện đại trong quy hoạch - kiến trúc của ta hiện nay thường ít tính Việt Nam, còn cái tưởng như có chất Việt thì lại chưa hiện đại. Đầu tư phô trương hình thức, ít chú ý đến hiệu quả bền vững và thân thiện môi trường.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Gian lận chuyển giá trong doanh nghiệp FDI: Phát hiện không khó sao vẫn "bó tay"?

Trong nhiều năm qua, không thể phủ nhận những đóng góp tích cực của doanh nghiệp FDI vào nền kinh tế. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn không ít doanh nghiệp FDI lợi dụng chính sách ưu đãi để chuyển giá, trốn thuế. Những hành vi này không phải là mới mẻ, thế nhưng vẫn luôn làm “đau đầu” các cơ quan quản lý.

Chuyện “lỗ giả - lãi thật” của doanh nghiệp, đặc biệt là nhóm doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) từ nhiều năm nay luôn là đề tài nóng khi mà xu hướng của hình thức trốn thuế này ngày càng tinh vi. Những năm trở lại đây, bất động sản trở thành một trong “top 10” lĩnh vực thu hút vốn FDI nhiều nhất. Song, nhiều chuyên gia cho rằng, cần phải đánh giá lại khách quan chất lượng và đóng góp thực sự của những doanh nghiệp bất động sản nước ngoài đến nền kinh tế. Bởi thực tế cho thấy, vấn nạn gian lận chuyển giá tại doanh nghiệp FDI đang gióng lên những hồi chuông đáng báo động. Vậy nhận diện hành vi gian lận chuyển giá là như thế nào? Kẽ hở trong chính sách nằm ở đâu? Nghị định 20/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định về quản lý thuế đối với các công ty có giao dịch liên kết đã phải là một liều thuốc đặc trị ngăn chặn "virut".

Xem thông tin chi tiết tại đây

Bất động sản nghỉ dưỡng: Hé lộ vùng đất mới đang bứt tốc

Trong bức tranh tích cực chung về bất động sản nghỉ dưỡng, sự trỗi dậy của những thị trường mới nổi là một trong những xu hướng đáng chú ý nhất.

Đánh giá về sự phát triển mạnh mẽ của những thị trường bất động sản nghỉ dưỡng vài năm trở lại đây, bà Dương Thùy Dung, Giám đốc cấp cao của CBRE Việt Nam cho biết, sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống cơ sở hạ tầng kết nối các điểm du lịch mới nổi giàu tiềm năng sẽ là "cú hích" cho thị trường bất động sản du lịch biển trong vài năm tới.

"Bên cạnh đó, tăng trưởng khách du lịch quốc tế của Việt Nam đang gây ấn tượng với gần 13 triệu lượt khách quốc tế trong năm 2017. Con số này sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ lên 20 triệu khách vào năm 2020. Nguồn khách du lịch gia tăng mạnh mẽ theo từng năm là những con số ấn tượng nói trên sẽ là "đòn bẩy" kích thích sự phát triển bền vững cho phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng trong dài hạn tại Việt Nam", đại diện của CBRE khẳng định.

Phan Thiết - thị trường mới nổi thu hút dòng tiền tỷ USD trong năm 2018.

Phan Thiết - thị trường mới nổi thu hút dòng tiền tỷ USD trong năm 2018.

Cùng quan điểm với bà Dung, nhiều chuyên gia cũng cho rằng trong bức tranh tích cực chung về bất động sản nghỉ dưỡng, sự trỗi dậy của những thị trường mới nổi là một trong những xu hướng có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất trong 2 năm trở lại đây.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Đô thị vệ tinh – lời giải quỹ đất cho thị trường bất động sản 2019?

Trước những áp lực về gia tăng dân số, việc xây dựng các đô thị vệ tinh được coi là vấn đề tất yếu, tạo ra sự giãn nở cho hệ thống hạ tầng và phân bố lại lượng dân cư. Mặt khác, đô thị vệ tinh đang được xem là lời giải cho thị trường bất động sản khi quỹ đất đang ngày càng hạn hẹp.

UBND TP. Hà Nội vừa gửi tờ trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt quy hoạch chung đô thị Hòa Lạc đến năm 2030, tỷ lệ 1/10.000. UBND TP hướng tới đô thị Hòa Lạc là đô thị vệ tinh lớn nhất trong số 5 đô thị vệ tinh của Hà Nội, có vai trò đặc biệt trong chiến lược phát triển của Thủ đô Hà Nội.

Cũng theo tờ trình, đô thị Hòa Lạc có quy mô diện tích nghiên cứu quy hoạch khoảng 17.274ha, trong đó, vùng nội thị khoảng 7.450,08 ha (chiếm 43,1%), chỉ tiêu đất dân dụng khoảng 88,7m2/người và vùng vành đai khoảng 9.823,92 ha (chiếm 56,9%).

Quy mô dân số dự kiến đến năm 2025 dân số đô thị Hòa Lạc khoảng 150.000 người, trong đó dân số nội thị khoảng 97.000 người, dân số ngoại thị khoảng 53.000 người, tỷ lệ dân số đô thị khoảng 64%.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top