Aa

Đã đến lúc Việt Nam áp dụng công nghệ của thế giới vào bài toàn quy hoạch đô thị

Thứ Hai, 30/01/2017 - 06:19

Trong giai đoạn hội nhập quốc tế như hiện nay, tiếp nhận công nghệ của thế giới vào sâu rộng trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội là việc làm tất yếu. Tương tự như vậy, bài toán quy hoạch đô thị để chống chọi lại với vấn đề ách tắc giao thông cũng cần có sự giúp đỡ của công nghệ.

Mỹ và Philipines đã thử nghiệm và thành công

Những ngày vừa qua, Uber đã tung ra dữ liệu thu thập được từ hơn 2 tỷ chuyến đi của người dùng để hỗ trợ việc quy hoạch đô thị của nhiều thành phố trên thế giới.

Thực tế, ở Mỹ, Uber có thể đo được mức độ ảnh hưởng của quá trình bảo trì hệ thống đường tàu điện ngầm D.C đối với mật độ giao thông ở thủ đô Washington D.C. Thị trưởng Washington D.C, Muriel Bowser chia sẻ: “Nó giúp chúng tôi biết phải mở ra các con đường ở đâu, thẳng hay con, rộng bao nhiêu và quy hoạch đô thị như thế nào để đường phố trở nên an toàn và thuận tiện hơn cho công dân”.

Ở Manila, Philipines, Uber Movement thể hiện những điểm ách tắc cục bộ trong suốt dịp nghỉ lễ. Hầu hết, các điểm ùn tắc này nằm trên các cung đường kết nối với sân bay quốc tế Ninoy Aquino, khiến nhiều du khách bị nhỡ chuyến bay. Từ đó, các nhà quy hoạch Manila sẽ biết được các giải quyết vấn đề này, chẳng hạn như mở thêm các cung đường kết nối với sân bay để giảm ùn tắc.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Được biết, những dữ liệu định vị toàn cầu GPS của người dùng ứng dụng trên khắp thế giới sẽ được Uber thu thập, mà cụ thể là các thông tin về tình hình giao thông trong thành phố, mật độ xe cộ, điểm ùn tắc đô thị, ảnh hưởng của những sự kiện đến giao thông và sự tăng lên đột ngột về mật độ giao thông trong các dịp lễ tết...

Từ đó, các dữ liệu sẽ được tổng hợp và xây dựng thành một bảng biểu thống kể cho phép người dùng sử dụng tại ứng dựng Uber Movement. Thông tin này sẽ được Uber cập nhật liên tục hàng ngày và hàng tuần. Do đó, các tình hình giao thông, các điểm nóng về ùn tắc sẽ được kiểm soát và nắm bắt dễ dàng bởi các nhà quy hoạch.

Vì vậy, thông tin mà ứng dụng này cung cấp sẽ vô cùng hữu ích cho sự quy hoạch, phát triển đô thị và xây dựng chính sách. Những nhà quy hoạch thành phố sẽ dễ dàng đưa ra quyết định đầu tư phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng trong tương lai nhờ vào dữ liệu và bài học kinh nghiệm từ quá khứ.

Việt Nam liệu có thể?

Vậy còn ở Việt Nam, liệu rằng ứng dụng này có giúp ích trong cuộc chiến quy hoạch đô thị và ùn tắc giao thông hay không?

Tình trạng ùn tắc giao thông ở Hà Nội và TP.HCM liệu có được giải quyết với những chính sách quy hoạch đô thị khi sử dụng Uber Movement (Ảnh: SaigonTimes)

Tình trạng ùn tắc giao thông ở Hà Nội và TP.HCM liệu có được giải quyết với những chính sách quy hoạch đô thị khi sử dụng Uber Movement (Ảnh: SaigonTimes)

Ngày 13/1 vừa qua, Chính phủ đề nghị Bộ Xây dựng xem xét lại mô hình quy hoạch Hà Nội và TP. HCM vì tình trạng ách tắc cục bộ ở nhiều tuyết đường huyết mạch của hai thành phố này.

Theo Giám đốc Sở Xây dựng TP. HCM, ách tắc giao thông ở Hà Nội và TP. HCM – hai trung tâm đô thị lớn nhất cả nước, là kết quả của các tòa nhà cao tầng trên địa bàn thành phố, nhất là khu vực lõi. Do đó, sự phát triển của cơ sở hạ tầng không thể bắt kịp với sự vươn lên mạnh mẽ của những tòa nhà chọc trời.

Nếu sử dụng Uber Movement, những nhà quy hoạch của Việt Nam có lẽ sẽ nắm bắt được các dữ liệu chính xác ở tất cả các cung đường trong thành phố như mật độ giao thông, điểm gây ách tắc trên cả cung đường... giống như việc mà Mỹ và Philipnes đã làm. Từ đó, việc đầu tư xây dựng các tòa nhà cao tầng của Việt Nam trở nên thận trọng, để không rơi vào tình trạng “xây xong mới xét”.

Hơn nữa, thử nghiệm sử dụng một ứng dụng công nghệ cao cũng không hề gây ảnh hưởng đến kết quả của bài toán quy hoạch đô thị mà chỉ có sự chậm chễ trong việc đưa ra giải pháp quy hoạch mới khiến vấn đề ùn tắc đô thị trở nên "trường tồn".

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Thương hiệu dẫn đầu

Liên kết hữu ích
Lên đầu trang
Top