HBC tự tạo tin đồn để cứu mình?
Mặc dù đích thân Chủ tịch Hội đồng Quản trị CTCP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình đã lên tiếng về tin đồn và tiết lộ kết quả kinh doanh tăng trưởng khủng, thế nhưng đến hôm nay (3/11), cổ phiếu HBC vẫn không ngừng giảm.
Từ mức giá 64.000 đồng - mức đỉnh lịch sử, cổ phiếu giảm dần và từ ngày 25/10, HBC liên tục giảm mạnh, thậm chí giảm sàn vào phiên 30/10 và phiên ngày hôm qua, 02/11. Đóng cửa ngày 02/11, HBC chỉ còn 48.100 đồng, tức giảm gần 25% so với đỉnh. Chỉ trong vài phiên, HBC đánh rơi thành quả tăng giá của 4 tháng. Tương ứng, vốn hoá của HBC cũng đã "bốc hơi" 1.500 tỷ đồng.
Trước áp lực giảm giá, ngày 2/11, đích thân ông Lê Viết Hải - Chủ tịch HĐQT của Hòa Bình đã phải lên tiếng. Đến ngày 3/11, Hòa Bình lại ra thông báo “kêu gọi” cổ đông cảnh giác trước những tin đồn thất thiệt khiến giá HBC giảm. Tuy nhiên trước thông báo này, giới đầu tư vẫn rất hoang mang bởi trên nhiều diễn đàn cho rằng, tin đồn mà chính HBC công bố nghe có vẻ hơi... "lạ đời”.
Dự án Bãi đỗ xe và dịch vụ 66 Lê Văn Lương "biến hóa" thành nhà hàng sang trọng
Ngày 27/11/2008, UBND TP. Hà Nội có Quyết định số 2273/QĐ-UBND thu hồi 3.172m2 đất tại phường Nhân Chính (quận Thanh Xuân) cho Công ty TNHH Phương Đông (Công ty Phương Đông) thuê để thực hiện Dự án đầu tư xây dựng Dự án Bãi đỗ xe và Khu dịch vụ đợt 1. Tiếp đó, ngày 22/07/2009, UBND TP. Hà Nội có Quyết định số 3737/QĐ-UBND về việc thu hồi 1.178m2 đất tại lô 11.5H đường Lê Văn Lương (nay là 66 Lê Văn Lương), phường Nhân chính (quận Thanh Xuân) cho Công ty Phương Đông thuê để thực hiện dự án đầu tư xây dựng dự án Bãi đỗ xe và Khu dịch vụ đợt 2.
uy nhiên, sau quá trình triển khai, Dự án Bãi đỗ xe và Khu dịch vụ mãi chẳng thấy đâu, trên khu đất được cấp phép cho công ty Phương Đông bỗng dưng xuất hiện một Trung tâm tổ chức sự kiện có sức chứa tới vài nghìn người. Tầng hầm của công trình Dự án đầu tư xây dựng Bãi đỗ xe và Khu dịch vụ cũng được sử dụng làm khu vực chứa đồ và bếp nấu của trung tâm tổ chức sự kiện.
Đặc biệt, Công ty Phương Đông còn có dấu hiệu vi phạm trật tự, xây dựng sai Giấy phép xây dựng do Sở Xây dựng cấp. Cụ thể, chủ đầu tư đã xây dựng thêm 1 tầng (Giấy phép là 01 hầm + 02 tầng + 1 tum thang), tăng diện tích mặt sàn lên hàng nghìn mét vuông. Dù rất dễ nhìn thấy những sai phạm này bằng mắt thường, nhưng không hiểu vì sao đến nay, các cơ quan chức năng lại chưa xử lý...
Đặc khu cần chấp nhận "cách chơi" mới
Ngày 3/11, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức hội thảo với chủ đề chính sách phát triển kinh tế - xã hội tại đơn vị hành chính kinh tế - đặc biệt.
Phát biểu khai mạc hội thảo, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Văn Trung nói chủ trương xây dựng đặc khu kinh tế đã được bàn từ hơn 20 năm qua, đến lúc này đã là "chậm lắm rồi". "Không thể chậm hơn được nữa" là quan điểm được ông Trung nhấn mạnh khi so với thế giới, nhiều nước đã làm đặc khu tới thế hệ thứ 2, thứ 3 rồi.
Theo TS. Võ Trí Thành, mô hình đặc khu kinh tế hiện nay không còn mới trên thế giới, có thể nó mới đối với Việt Nam nhưng các chính sách cho đặc khu cần vượt ra ngoài các ưu đãi thông thường trong các dự án luật của Việt Nam, để thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
Theo ông Thành, các nước đã phát triển mô hình này trong nhiều năm vẫn đang thí điểm nhiều cơ chế mới nên Việt Nam cũng không thể né được các cơ chế mở. "Chúng ta nên chấp nhận các trò chơi mới, cách chơi mới về thanh toán, tiền tệ nhưng ở mức có thể kiểm soát được", ông Thành góp ý.
Hà Nội yêu cầu xử lý dứt điểm 154 trường hợp vi phạm quy hoạch, trật tự xây dựng
Theo báo cáo của Sở Xây dựng TP. Hà Nội, tính đến ngày 30/10/2017, số công trình sai phạm về trật tự xây dựng trên địa bàn Thành phố thuộc thẩm quyền của UBND các quận, huyện, thị xã đã giảm từ 198 trường hợp xuống còn 154 trường hợp vi phạm.
Ngày 2/11, UBND TP. Hà Nội đã ban hành Văn bản số 5518/UBND-ĐT về việc Triển khai Kế hoạch số 125/KH-UBND ngày 01/6/2017 của UBND Thành phố Hà Nội về khắc phục các hạn chế, yếu kém; nâng cao hiệu quả công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch, tăng cường kỷ cương trong quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn Thành phố.
UBND TP. Hà Nội lưu ý, cần kiên quyết xử lý, xử phạt vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn theo thẩm quyền đảm bảo đúng quy định, không để tồn tại và phát sinh các trường hợp vi phạm mới, báo cáo Sở Xây dựng tổng hợp, báo cáo UBND Thành phố kết quả xử lý xong trước ngày 15/12/2017.
Bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai: Chỉ là giải pháp ngắn hạn
Bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai là một quy định nhằm bảo vệ quyền lợi người mua nhà và làm lành mạnh thị trường bất động sản, được thị trường đánh giá cao. Tuy nhiên, những quy định liên quan đến bảo lãnh trong bán, cho thuê nhà ở hình thành trong tương lai vẫn khiến nhiều người băn khoăn.
Ở Việt Nam, người mua nhà có nguy cơ bị lợi dụng vì có những trường hợp tiền mất tật mang do năng lực yếu của chủ đầu tư. Thực tế, nhiều doanh nghiệp bất động sản đã bị vỡ nợ, không triển khai dự án dù đã huy động góp vốn từ dân, gây thiệt hại cho khách hàng.
Theo nội dung của bảo lãnh bất động sản, ngân hàng bảo lãnh chỉ có nghĩa vụ thực hiện bảo lãnh khi chủ đầu tư không bàn giao nhà ở theo đúng tiến độ. Như vậy, người thụ hưởng bảo lãnh mua nhà chỉ được giao nhà ở đúng tiến độ, còn chất lượng sản phẩm không được bảo đảm. Trong khi đó, thời hạn hiệu lực của cam kết bảo lãnh được xác định sau 30 ngày kể từ thời hạn giao, nhận nhà. Do đó, người mua nhà chưa đủ thời gian kiểm tra những vấn đề còn tồn.