Đất Đồng Nai đang sốt trở lại?
Từ cuối tháng 4, khi lãnh đạo tỉnh Đồng Nai và TP.HCM họp bàn về việc triển khai dự án cầu Cát Lái, khởi động sân bay Long Thành và xây dựng đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu thì thị trường nhà, đất tỉnh này bắt đầu nóng trở lại. Bất động sản (BĐS) tại các huyện Nhơn Trạch, Long Thành, TP Biên Hòa một lần nữa được giới đầu tư rốt ráo săn lùng.
Nhiều khu vực ở xã Phú Hữu, Đại Phước, Phú Đông, Phú Hội (huyện Nhơn Trạch), xã Tam Phước, Phước Tân (TP Biên Hòa), Long An, Long Đức, Lộc An... giá đất tăng từng ngày.
Sau một thời gian im ắng, đất Nhơn Trạch, Long Thành, Biên Hòa lại bị giới cò mồi thổi lên 30%-50% giá so với trước đó. Đây là lần thứ ba đất ở các khu vực này sốt trở lại vì các thông tin phát triển hạ tầng tác động.
Đây vốn là những thông tin người dân quan tâm, mong đợi lâu nay. Chính vì vậy, để đón gió ăn theo dự án lớn, nhiều công ty BĐS đã vẽ ra hình ảnh hoàn mỹ về những khu trung tâm thương mại, khu dân cư cao cấp tại các khu vực. Nhiều nhà đầu tư ở TP.HCM, Bình Dương, kể cả tận Đà Nẵng, Hà Nội cũng đổ về tìm mua đất, đầu tư kiếm lời. Giá đất khu vực này đang được đẩy lên cao dần, đặc biệt là những khu đất gần phà Cát Lái và dự án sân bay Long Thành.
Khu dịch vụ Vạn Phúc (Hà Đông): Dân khốn khổ cảnh không điện, nước
Dù đã chuyển về ở nhiều năm, nhưng các hộ dân tại khu dịch vụ Vạn Phúc Hà Đông vẫn phải sống trong cảnh không điện, không nước ngay giữa lòng Thủ đô.
“Chúng tôi về đây đã 4 năm rồi nhưng vẫn chưa có điện, nước để dùng. Điện phải xin đấu nhờ bên công trình hoặc mấy khu lân cận với giá cao gấp đôi. Còn nước thì mỗi nhà ở đây đều phải tự đào giếng khoan rồi xây bể lọc nước để thợ xây lấy nước xây nhà sau đó chủ nhà sử dụng luôn. Từ người già đến trẻ nhỏ đều phải sinh hoạt bằng nguồn nước này. Biết là nguy hiểm cho sức khỏe nhưng chúng tôi không còn cách nào khác”, ông Tạ Văn Đình, người dân khu dịch vụ Vạn Phúc kể.
Cùng nỗi bức xúc này, bà Thương, một hộ dân khác cho biêt thêm: “Vì khu đất dịch vụ nằm cạnh nghĩa trang nên nguồn nước giếng khoan không đảm bảo vệ sinh, thậm chí nước có mùi tanh. Lọc đến ba lần nhưng chỉ sau một buổi đã đầy váng. Điện đi đấu nhờ nên lúc được lúc không. Có ngày còn mất điện đến 4 - 5 lần”.
Hiện tại, khu dịch vụ Vạn Phúc có khoảng 100 hộ dân sinh sống, nhiều hộ đã chuyển về từ năm 2011. Nhưng tất cả đều phải chịu chung cảnh tự túc điện, nước, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Đó là chưa kể hạ tầng vẫn còn nhếch nhác, chưa hoàn thiện, hệ thống cống ngầm dang dở, nắp cống mở nguy hiểm ngay giữa đường; những đường dây điện tạm bợ đấu nối chằng chịt, tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ.
Quy hoạch mà không như quy hoạch!
Quy hoạch vốn được coi là bản lề xương sống không thể thiếu của một đô thị. Theo Luật Xây dựng năm 2014, “Quy hoạch xây dựng là việc tổ chức không gian của đô thị, nông thôn và khu chức năng đặc thù; tổ chức hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội; tạo lập môi trường thích hợp cho người dân sống tại các vùng lãnh thổ, bảo đảm kết hợp hài hòa giữa lợi ích quốc gia với lợi ích cộng đồng, đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu”.
Có một điều lạ ở Việt Nam, những quy hoạch được lập ra… liên tục được điều chỉnh. Việc điều chỉnh một quy hoạch là điều tất yếu nếu như bản phác họa về đô thị trong tương lai đã không còn phù hợp với hiện tại. Song, điều chỉnh quy hoạch vẫn phải thực hiện dựa trên nguyên tắc, phục vụ lợi ích cho người dân, đảm bảo hướng tới phát triển kinh tế - xã hội. Nghĩa là, nguyên tắc tính ổn định cần giữ vững.
Nhưng thực tế nhìn nhận rằng, đã không ít những quy hoạch điều chỉnh lại biến tính ổn định thành bất ổn định. Môi trường sống của những cư dân thay đổi đến chóng mặt.
Điển hình nhất, có nhìn thấy ở KĐT Linh Đàm, từ một khu đô thị kiểu mẫu nức tiếng đã trở thành một KĐT lộn xộn và nhếch nhác với mật độ xây dựng lớn, chỉ bởi điều chỉnh quy hoạch đã “nhét” thêm những tòa nhà chung cư cao tầng san sát, chen chúc.
Hay gần đây nhất là vấn đề điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết khu đô thị Ngoại giao đoàn tại Hà Nội, khi biến những ô đất vốn trước đó dành cho khu vực công cộng trở thành những tòa chung cư mới.
Cần đạo luật riêng dành cho kiến trúc
Trong các phiên thảo luận của Quốc hội đã có rất nhiều ý kiến cho rằng, kiến trúc đô thị Việt Nam đang bị phá nát và nguyên nhân là do chưa có một đạo luật về kiến trúc, mặc dù các luật về xây dựng cũng đã đặt vấn đề kiến trúc và có quy chế quản lý kiến trúc từ lâu.
Thực tế cho thấy câu chuyện kiến trúc Việt Nam có rất nhiều bất cập và đã để lại những hậu quả tại nhiều địa phương khiến người dân chưa hài lòng. Và trên thực tế Việt Nam chưa có nhiều công trình kiến trúc có quy mô khu vực hoặc thế giới phải ngưỡng mộ.
Hy vọng khi Luật Kiến trúc được thông qua sẽ góp phần chỉnh đốn hoạt động kiến trúc Việt Nam từ đó vấn đề quy hoạch không gian, quy hoạch kiến trúc, xây dựng Thủ đô cũng như các thành phố và nhiều địa phương trên cả nước sẽ đáp ứng được yêu cầu về mặt thẩm mỹ, khoa học, giúp sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các nguồn tài nguyên (gồm tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên không gian), đồng thời bảo đảm được bản sắc văn hóa của dân tộc mà vẫn có được tính hiện đại.
ĐHĐCĐ Vingroup 2019: Đặt mục tiêu mỗi ngày thu về hơn 380 tỷ đồng
Sáng 23/5, Tập đoàn Vingroup (HoSE: VIC) tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2019. Đại hội cổ đông năm nay diễn ra trong bối cảnh các dòng xe ô tô của VinFast chuẩn bị được sản xuất hàng loạt và Tập đoàn Hàn Quốc (SK Group) vừa công bố chính thức đầu tư 1 tỷ USD vào Tập đoàn. Qua đó vốn điều lệ Vingroup tăng lên 34.299 tỷ đồng, qua đó SK Group chính thức trở thành cổ đông ngoại lớn nhất nắm giữ 6% vốn điều lệ.
Theo kế hoạch kinh doanh năm 2019 được Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc Tập đoàn Vingroup trình Đại hội đồng cổ đông, doanh thu thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh dự kiến đạt khoảng 140.000 tỷ đồng, tăng trưởng 15% so với năm 2018. Lợi nhuận sau thuế của Tập đoàn dự kiến đạt 6.500 tỉ đồng, tăng 5%.
Trước đó trong năm 2018, doanh thu thuần của Công ty đạt 121.894 tỷ đồng, tăng 32.544 tỷ đồng (tương đương 36%) so với năm 2017 do doanh thu mọi lĩnh vực đều tăng trong năm, đặc biệt là doanh thu chuyển nhượng bất động sản.
Trong các lĩnh vực cốt lõi, doanh thu chuyển nhượng bất động sản tăng 33% từ 62.482 tỷ đồng lên 83.272 tỷ đồng năm 2018.