Aa

Đất nền khu Tây TP.HCM âm thầm giao dịch

Thứ Hai, 06/08/2018 - 14:01

Đất nền khu Tây TP.HCM âm thầm giao dịch; Tăng trưởng dịch vụ đi ngang dù lượng khách quốc tế tiếp tục giảm; Mở rộng đô thị: Làm thế nào để phát triển bền vững?; "Bất động sản nghỉ dưỡng cần hành lang pháp lý để phát triển";... là một số tin tức nổi bật trên thị trường bất động sản 24h qua.

Đất nền khu Tây TP.HCM âm thầm giao dịch

Nếu giao dịch đất nền khu Đông TP.HCM khá trầm lắng do thiếu nguồn hàng chào bán thì nhà đất khu Tây ghi nhận khá nhiều hoạt động mua bán “ngầm” nhờ nguồn cung dồi dào và giá thành vừa phải.

Tuy không nóng sốt như thời điểm quý II nhưng giao dịch nhà đất tại khu Tây TP.HCM vẫn đang âm thầm diễn ra với phần lớn nguồn hàng chào bán được tiêu thụ trong thời gian ngắn.

So với các khu vực khác tại TP.HCM, nhà đất tại huyện Hóc Môn, Củ Chi, quận 12 có mặt bằng giá mềm hơn. Khác với khu Đông, sau giai đoạn nóng sốt, đất phân lô khu Tây đã quay về với giá trị thực, ở mức từ 8-20 triệu đồng /m2 nên khá nhiều nhà đầu tư nhỏ trở lại đây mua đất.

Khu vực Hóc Môn, Củ Chi, giao dịch nhà đất đã cải thiện rõ so với thời điểm tháng 6/2018. Trong quý II/2018, thị trường đất nền sơ cấp có hơn 2.800 nền, huyện Củ Chi chiếm đến 48% tổng lượng giao dịch thành công.

Nguyên nhân được nhận định là do giá đất khu vực này đã bước vào ổn định, kết thúc quá trình giảm nhiệt sau cơn sốt. Giá dần ổn định và không còn giảm sâu nên nhiều nhà đầu tư tranh thủ mua vào trước thời điểm cuối năm do lo sợ giá sẽ lại leo thang.

Xem chi tiết tại đây

Thị trường đất nền khu Tây vẫn diễn ra các giao dịch

Thị trường đất nền khu Tây vẫn diễn ra các giao dịch

"Bất động sản nghỉ dưỡng cần hành lang pháp lý để phát triển"

Chỉ trong vòng 5 năm trở lại đây, bất động sản nghỉ dưỡng dần trở thành một phân khúc hấp dẫn dòng tiền và sự quan tâm của giới đầu tư. Bất động sản nghỉ dưỡng được đánh giá là kênh đầu tư đầy tiềm năng khi những con số về lượng khách du lịch cũng như sự bùng nổ của các dự án đang ngày càng trở nên mạnh mẽ.

Tuy nhiên, thị trường bất động sản nghỉ dưỡng của Việt Nam cũng đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Trong báo cáo mới đây của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam, thị trường này đang ghi nhận sự sụt giảm mạnh mẽ cả về nguồn cung và thanh khoản tại hầu hết các địa phương trọng điểm phát triển du lịch và bất động sản nghỉ dưỡng ven biển như Đà Nẵng, Nha Trang, Quảng Ninh, Phú Quốc.

Tại Diễn đàn bất động sản du lịch biển Việt Nam 2018 với chủ đề: “Quản trị đầu tư và kinh doanh hiệu quả”, ông Nguyễn Mạnh Hà, Phó Chủ tịch Hiệp hội bất động sản Việt Nam cho rằng, thị trường bất đông sản đang rất cần các chính sách điều tiết của Nhà nước để giữ ổn định như chính sách đất đai, thuế, tín dụng. Trong thời điểm rất nhạy cảm như hiện tại, sự thay đổi của các chính sách sẽ kích thích sự phát triển của thị trường bất động sản.

Xem chi tiết tại đây

Mở rộng đô thị: Làm thế nào để phát triển bền vững?

Tăng trưởng dân số trong nhiều trường hợp cũng góp phần làm tăng nguồn tài chính. Ở các thành phố, nơi dân số và kinh tế tăng trưởng đi kèm với nhau có thể được coi là may mắn. Nhưng các thành phố làm thế nào để có thể phát triển và thịnh vượng theo cách bền vững khi được mở rộng lại là điều đáng bàn.

Các thành phố châu Âu phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng trong những thập kỷ tới. Trên cơ sở động lực dân số, các thành phố này bị phân hóa theo những xu hướng rất khác nhau về cách thức giải quyết những thách thức. Có hai thái cực: Cực này là khoảng 165 triệu công dân EU sống ở các thành phố phát triển năng động (chủ yếu do di cư); còn cực kia, khoảng 25 triệu người đang sống ở các thành phố dần dần tự thu hẹp lại.

Dân số và kinh tế tăng trưởng tất yếu đặt ra nhu cầu phải mở rộng. Nhưng vấn đề đặt ra với các thành phố đang phát triển, nơi dân số và tăng trưởng kinh tế đi đôi với nhau, là làm cách nào để mở rộng một cách bền vững?

Xem chi tiết tại đây

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Tăng trưởng dịch vụ đi ngang dù lượng khách quốc tế tiếp tục giảm

Chỉ số bán lẻ tháng 7 tăng 8.4%, nhỉnh hơn so với tháng 6 là 8.3% (đã loại trừ yếu tố lạm phát). Chỉ số bán lẻ có xu hướng đi ngang từ đầu năm cho dù chỉ số lao động ngành công nghiệp cũng như tăng trưởng khách du lịch quốc tế đều đang giảm.

Tháng 7 ghi nhận 2 dấu ấn nổi bật trong ngành dầu khí. Thứ nhất là nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn đi vào hoạt động và thứ hai là ngành khai thác dầu khí đạt tăng trưởng dương sau 4 tháng âm liên tiếp.

Điện thoại và chỉ số công nghiệp điện tử tiếp tục giảm tốc. Sản lượng điện thoại di động sản xuất trong tháng 7 là 14.9 triệu chiếc, mức thấp nhất 17 tháng. Điều này khiến cho chỉ số công nghiệp điện tử tháng 7 tăng thấp 12.2%, kéo tổng 7 tháng xuống 16.4%, thấp nhất 12 tháng.

Tăng trưởng công nghiệp tỉnh Bắc Ninh, thủ phủ của Samsung vào tháng 7 giảm xuống 19.5%. Trong khi quý I và cả năm 2017 đạt lần lượt 38% và 37.2%. Cũng trong tháng 7, chỉ số lao động của Bắc Ninh giảm 3.2%.

Ngoài Bắc Ninh, Đà Nẵng cũng chứng kiến chỉ số lao động giảm 6.8% do một doanh nghiệp điện tử cắt giảm 2.4 nghìn lao động. Tính chung, chỉ số lao động ngành sản xuất điện tử tháng 7 giảm 0.3%, là lần đầu tiên trong nhiều năm có mức tăng trưởng âm. Chỉ số lao động toàn ngành công nghiệp vì vậy cũng giảm xuống 3%, thấp nhất 14 tháng dù lao động ngành khai khoáng bất ngờ có tăng trưởng dương do tăng cường khai thác than.

Xem chi tiết tại đây

Khánh Hòa: Giá phòng khách sạn 5 sao và 3 sao chênh nhau tới 345%

Chênh lệch giá phòng theo hạng tại Nha Trang khá lớn với giá phòng trung bình của khách sạn 5 sao cao hơn 4 sao là 195% và cao hơn 3 sao là 345%.

Theo báo cáo nghiên cứu thị trường du lịch và bất động sản du lịch biển Việt Nam vừa được Crystal Bay Group công bố, tính đến hết quý II/2018, thị trường khách sạn Nha Trang có tổng nguồn cung là 12.840 phòng đến từ 99 khách sạn 3-5 sao, tăng 1% so với cuối năm 2017.

Phân theo hạng, nguồn cung khách sạn 3 sao có sự suy giảm do một số khách sạn bị rút sao vì không đạt được tiêu chuẩn về chất lượng. Trong khi đó, phân khúc khách sạn 4 sao ghi nhận nguồn cung tăng do 4 dự án mới gia nhập, cung cấp hơn 630 phòng.

Dù vậy, phân khúc 3 sao vẫn chiếm thị phần lớn nhất với 36%, tiếp theo là 4 sao và 5 sao với thị phần lần lượt là 33% và 31%.

Trong quý II/2018, giá phòng trung bình toàn thị trường là 58 USD/phòng/đêm. Công suất hoạt động thị trường đạt 75%. Trong đó, phân khúc 4 sao hoạt động với công suất cao nhất, đạt 77%, do khách du lịch Trung Quốc tăng mạnh.

Xem chi tiết tại đây

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Thương hiệu dẫn đầu

Lên đầu trang
Top