Aa

Đầu tư ôm đất Cần Giờ 10 năm lãi 12 lần

Thứ Năm, 06/06/2019 - 14:00

Đầu tư ôm đất Cần Giờ 10 năm lãi 12 lần; Bàn tay nào “phù phép” đất công thành tư?; Khánh Hòa: Kiên quyết thu hồi dự án chậm triển khai... là một số tin tức nổi bật 24h qua.

Đầu tư ôm đất Cần Giờ 10 năm lãi 12 lần

Một thập niên trước, giá đất thổ cư tại xã Bình Khánh chỉ dao động 1-1,2 triệu đồng mỗi m2, nếu có rao bán cũng rất ít người quan tâm hỏi mua. Trong vài năm đầu tiên ôm lô đất nền này, nhiều lần túng tiền, bà Liên định đem bán nhưng lại thôi vì tổng giá trị khá thấp, không đủ để xoay sở. Đến năm 2016, tức 7 năm sau, lô đất này mới bắt đầu tăng giá, mức cao nhất được nhà đầu tư này nhớ lại là chạm ngưỡng 6 triệu đồng mỗi m2.

Thế nhưng, đến tháng 5/2019, tức 3 năm kế tiếp, bà Liên bất ngờ được cò đất gọi điện đặt vấn đề mua nền 200 m2 này với giá 3 tỷ đồng, tức đã tăng gấp 12,5 lần so với giá vốn ban đầu năm 2009. Tuy nhiên, nhà đầu tư này cho hay vẫn cố giữ lại nền đất cho đến khi cầu Cần Giờ xây dựng xong mới đẩy hàng, vì khi đó có thể kỳ vọng chốt được giá cao hơn hiện nay.

Câu chuyện ôm đất 10 năm lãi trên chục lần của bà Liên không phải là cá biệt tại huyện đảo giáp biển duy nhất của TP HCM. Năm 2008, ông Hữu cũng lặn lội xuống Cần Giờ để mua đất chờ thời. Khi đó, lô đất hỗn hợp 2.500 m2 giáp biển nằm trong thị trấn Cần Thạnh được ông Hữu mua với giá 2,5 tỷ đồng. Trong lô đất này gồm có đất nuôi trồng thủy sản, đất trồng cây lâu năm và đất thổ cư đã lên được gần 300m2. Đến đầu năm 2019, do muốn gom vốn mở nhà máy đầu tư sản xuất, ông Hữu bán mảnh đất này được 27,5 tỷ đồng, lãi 11 lần sau một thập niên.

Xem chi tiết tại đây

Đất tại huyện Cần Giờ tăng giá 12 lần trong một thập niên. Ảnh: Vũ Lê

Đất tại huyện Cần Giờ tăng giá 12 lần trong một thập niên. Ảnh: Vũ Lê

Bàn tay nào “phù phép” đất công thành tư?

Suốt một thời gian dài, giới đầu tư bất động sản rạo rực trước thông tin có một nhà đầu tư dự định xây dựng tòa chung cư cao tầng, trên khu “đất vàng” số 4 Trần Hưng Đạo (phường Phan Chu Trinh, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Thế nhưng, khu đất này nhiều năm qua vẫn... phơi sương và đang vướng phải những tai tiếng.

Theo tìm hiểu, khu đất số 4 Trần Hưng Đạo trước đây thuộc quyền sử dụng, quản lý của Nhà máy Nước Đồn Thủy, với tổng diện tích hơn 8.000m2. Năm 1985, Sở Giao thông - Công chính Hà Nội có quyết định chuyển giao cho Công ty Cơ điện công trình (MESC) 4.382,84m2 với chức năng Trụ sở làm việc và sản xuất kinh doanh. Năm 1998, MESC có công văn đề nghị UBND TP. Hà Nội chuyển đổi MESC thành công ty cổ phần và được chấp thuận.

Theo ý kiến của lãnh đạo MESC, khu đất số 4 Trần Hưng Đạo được chuyển đổi sang công ty cổ phần. Tháng 9/1999, UBND TP. Hà Nội có quyết định phê duyệt phương án cổ phần hóa bộ phận số 4 Trần Hưng Đạo thành Công ty Cổ phần Sông Hồng với vốn điều lệ là 6,744 tỷ đồng, trong đó tỷ lệ cổ phần của MESC là 35%, tương đương 2,36 tỷ đồng.

Xem chi tiết tại đây

Không đi một mình, nông nghiệp Việt Nam cần gì để bứt phá?

Ở Việt Nam, nông nghiệp đang là nguồn sinh kế chính của hơn 60% dân số cả nước, có ảnh hưởng trực tiếp đến hơn 2/3 hộ gia đình làm nông nghiệp trong đó có 44% số hộ thuộc diện khó khăn và có nguy cơ tiềm ẩn tái nghèo.

Với vị trí quan trọng như vậy nông nghiệp là chìa khoá của sự ổn định và phát triển đối với người dân. Theo đánh giá của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Việt Nam có lợi thế cạnh tranh về phát triển nông nghiệp nhiệt đới với điều kiện sinh thái đa dạng, số giờ nắng nhiều, nguồn nước dồi dào. Nông dân có kỹ năng, cần cù, chịu khó...

Trong bối cảnh hội nhập, nông nghiệp nước ta có thể có thêm nhiều cơ hội phát triển, nhưng cũng có không ít những tác động ảnh hưởng đến sự phát triển ổn định của nông nghiệp, ảnh hưởng đến an ninh lương thực...

Với những thách thức hiện tại, việc phát triển nông nghiệp trên quy mô lớn sẽ là cơ hội để nông nghiệp Việt Nam phát triển mạnh mẽ hơn. Cụ thể là thay đổi phương thức hoạt động manh mún nhỏ lẻ bằng cách thúc đẩy quá trình tích tụ, tập trung đất đai cho sản xuất nông nghiệp nói riêng. Tích tụ đất đai là cá nhân hoặc công ty có nhiều diện tích đất thông qua chuyển nhượng.

Xem chi tiết tại đây

Nhiều dự án trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa đang dừng triển khai vì phải điều chỉnh

Nhiều dự án trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa đang dừng triển khai vì phải điều chỉnh

Khánh Hòa: Kiên quyết thu hồi dự án chậm triển khai

UBND tỉnh Khánh Hòa vừa yêu cầu các đơn vị liên quan thực hiện các biện pháp xử lý kịp thời để bình ổn, không để xảy ra tình trạng sốt giá và bong bóng bất động sản trên địa bàn.

Trong văn bản chỉ đạo, UBND tỉnh Khánh Hòa đã giao Sở Xây dựng theo dõi, nắm bắt thông tin diễn biến của thị trường bất động sản và tham mưu UBND tỉnh các biện pháp để kịp thời ổn định thị trường, không để xảy ra tình trạng sốt giá và bong bóng bất động sản trên địa bàn tỉnh. Thời gian tới, Sở Xây dựng phải rà soát, bổ sung quy hoạch đô thị, đảm bảo dành quỹ đất cho phát triển nhà ở xã hội.

UBND tỉnh cũng yêu cầu Sở Xây dựng phải tăng cường thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm, kịp thời các vi phạm về đầu tư kinh doanh bất động sản; thường xuyên kiểm tra, rà soát, công khai danh sách các dự án nhà ở chủ đầu tư đã thế chấp ngân hàng, các dự án chậm tiến độ do vướng mắc về pháp lý, các dự án không thực hiện bảo lãnh… Đối với các dự án bất động sản không triển khai, để hoang hóa hoặc triển khai chậm thì kiên quyết thu hồi để tránh lãng phí nguồn tài nguyên.

Xem chi tiết tại đây

Phó Thủ tướng: Điều chỉnh quy hoạch đô thị đang chạy theo nhà đầu tư

Sáng 5/6, sau phần trả lời chất vấn của Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà về nhóm vấn đề thứ hai, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã có phần trả lời và giải trình thêm về các câu hỏi chất vấn của đại biểu Quốc hội.

Trước câu hỏi về tình hình điều chỉnh quy hoạch ở đô thị hiện nay của các đại biểu Nguyễn Sĩ Cương, Trần Văn Tiếp, Nguyễn Thanh Hồng,... Phó Thủ tướng thừa nhận tình trạng này đang diễn ra tùy tiện, chạy theo nhà đầu tư; điều chỉnh nâng tầng cao, nâng mật độ xây dựng, giảm không gian công cộng, tăng mật độ dân cư dẫn đến tăng áp lực lên hạ tầng giao thông, đô thị; gây búc xúc, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, an toàn của người dân.

Để giải quyết tình trạng này, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Xây dựng phối hợp với các địa phương thanh tra kiểm tra, rà soát lại tất cả các quy hoạch điều chỉnh, xem xét xử lý nghiêm nếu có tình trạng vi phạm quy chuẩn, tiêu chuẩn quy hoạch; cho dừng điều chỉnh quy hoạch với những quy hoạch vi phạm chưa thực hiện, đang thực hiện. Đồng thời, có những giải pháp đầu tư hạ tầng để đáp ứng yêu cầu gia tăng dân số.

Xem chi tiết tại đây

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top