Aa

Thị trường bất động sản Cần Giờ nóng trở lại

Thứ Năm, 28/03/2019 - 14:01

Thị trường bất động sản Cần Giờ nóng trở lại; Giá nhà đất tăng phi mã?; M&A bất động sản hấp dẫn nhà đầu tư... là những tin tức nổi bật 24 giờ qua.

Thị trường địa ốc Cần Giờ nóng trở lại

Tìm đến đường Rừng Sác - con đường độc nhất để di duyển từ trung tâm TP.HCM đến huyện đảo Cần Giờ, không còn cảnh nhộn nhịp người người đổ xô đi mua đất như đợt sốt đất nền tại đây vào đầu năm 2018.

Tuy nhiên, theo quan sát của phóng viên Báo Đầu tư Bất động sản, dọc mặt tiền đường Rừng Sác, khu vực cách bến phà Bình Khánh khoảng 500 m, đã có hàng loạt trung tâm môi giới, ký gửi nhà đất mọc lên, nhiều cò đất tập trung thành từng nhóm tại các quán nước ven đường để mời chào khách, khiến cho không khí tại đây nhộn nhịp hơn mấy tháng trước.

Theo nhiều cò đất tại đây, nguyên nhân khiến thị trường đất nền tại Cần Giờ nóng trở lại bắt nguồn từ thông tin cầu Cần Giờ đã được phê duyệt phương án thiết kế. Từ đó, nhiều nhà đầu tư đón đầu xu hướng, gom đất đón sóng đầu tư.

Chị Loan, chủ một cửa hàng nước gần bến phà Bình Khánh, địa điểm quen thuộc của giới cò đất địa phương cho biết, thị trường đất nền hiện nay đang rất nóng, giá đất khu vực lân cận đường Rừng Sác lên cao mỗi ngày. Ngày nào cũng có hàng chục cò đất ngồi ở đây để tìm kiếm khách hàng.

Đón đầu xu thế đầu tư hạ tầng, nhiều lô đất tại Cần Giờ đã được san lấp và xây bờ kè để bán cho nhà đầu tư

Đón đầu xu thế đầu tư hạ tầng, nhiều lô đất tại Cần Giờ đã được san lấp và xây bờ kè để bán cho nhà đầu tư

“Cò đất chủ yếu là người dân địa phương. Thời điểm này, mỗi ngày quán tôi có gần 20 khách, chủ yếu là cò đất và giới đầu tư, họ ngồi đây trao đổi thông tin, mua bán rất nhộn nhịp”, chị Loan nói và cảnh báo, nếu muốn mua đất thì đừng mua ở những người này, họ toàn kê giá lên để bán, ai mà đầu tư thì coi như không có lời.

Trong vai một nhà đầu tư địa ốc, phóng viên liên hệ với một cò đất tên Toàn, người này giới thiệu một khu đất rộng 16.000 m2, nằm phía sau Trường tiểu học Bình Khánh, cách bến phà khoảng 600 m. Khu đất người này giới thiệu là hồ nuôi cá, nhưng cò đất này cam kết có thể chuyển đổi mục đích sử dụng toàn thửa.

“Khu vực này hiện đang được quy hoạch làm khu dân cư, ba mặt tiếp giáp đều được làm lộ giới 3 m, giá bán 5 - 6 triệu đồng/m2. Vì đất này chưa lên thổ cư và san lấp mặt bằng mới có giá đó, chứ bây giờ anh mua đất dọc đường Rừng Sác, giấy tờ đầy đủ cũng phải 17 - 20 triệu đồng/m2, có nơi bán 23 triệu đồng/m2”, Toàn tư vấn.

Xem chi tiết tại đây.

M&A bất động sản hấp dẫn nhà đầu tư

WeWork, start-up phát triển không gian làm việc chung (co-working space) “sừng sỏ” đến từ Mỹ, đang tìm cách nhanh chóng mở rộng tại thị trường Việt Nam, sau 3 tháng đưa không gian đầu tiên tại tòa nhà E.town Central (quận 4, TP.HCM) vào hoạt động. Trong bối cảnh thị trường văn phòng tại 2 thành phố lớn là TP.HCM và Hà Nội đang khan hiếm mặt bằng cho thuê, nhiều địa điểm ở TP.HCM đã lọt vào mắt xanh của ông Turochas Fuad, Giám đốc điều hành WeWork khu vực Đông Nam Á. 

Sự xuất hiện của start-up tỷ USD này không chỉ làm tăng niềm tin của giới đầu tưbất động sản nước ngoài tại Việt Nam, mà còn cho thấy, văn phòng cho thuê tiếp tục là một trong những phân khúc bất động sản hấp dẫn nhất.

Các nhà đầu tư cho rằng, hoạt động M&A sẽ là động lực chính cho các nhà đầu tư địa ốc trong thời gian tới.

Các nhà đầu tư cho rằng, hoạt động M&A sẽ là động lực chính cho các nhà đầu tư địa ốc trong thời gian tới.

Tại TP.HCM, hoạt động của thị trường cho thuê văn phòng được đánh giá là tốt nhất trong 5 năm qua với giá thuê trung bình tăng 8% theo năm, công suất cho thuê lên đến 97%. Trong khi đó, Hà Nội cũng ghi nhận giá thuê gộp trung bình tăng 3% theo năm. 

Ông Matthew Powell, Giám đốc Savills Hà Nội tiết lộ, mỗi ngày, Savills đều gặp gỡ các nhóm khách hàng, chủ yếu đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Hồng Kông, Singapore, Mỹ và châu Âu… hoặc các quỹ đầu tư toàn cầu, trong đó, có những nhà đầu tư lần đầu tìm hiểu về thị trường Việt Nam.

Xem thêm tại đây.

Đề xuất “nhồi” cao ốc vào khu đô thị: Phường Nhân Chính đề nghị cân nhắc điều chỉnh quy hoạch

UBND phường Nhân Chính ngày 22/3 vừa qua đã gửi văn bản báo cáo UBND quận Thanh Xuân (Hà Nội) về việc lấy ý kiến cộng đồng dân cư đối với hồ sơ điều chỉnh cục bộ quy hoạch kiến trúc ô đất ký hiệu CN (diện tích 3.467m2) thuộc Khu đô thị Trung Hoà – Nhân Chính để Vinaconex đầu tư xây dựng dự án bãi đỗ xe 3 tầng hầm 18 tầng nổi.

Văn bản do bà Nguyễn Thị Nhung, Chủ tịch UBND phường Nhân Chính ký, trong đó đề nghị UBND quận đề xuất với thành phố đánh giá tổng thể cơ sở hạ tầng chung cư khu vực, tăng diện tích sử dụng cây xanh, sân chơi, nhà hội họp, đồng thời đầu tư sửa chữa, sơn sửa các tòa nhà khang trang hơn.

Theo UBND phường Nhân Chính, hàng ngày có khoảng 250 xe ô tô để xung quanh chân các tòa nhà, việc nghiên cứu có chỗ đỗ xe ô tô khu vực là cần thiết. Tuy nhiên, khu đất Trung Hòa -  Nhân Chính rất nhỏ hẹp, người dân sống đông đúc, diện tích cây xanh ít, khu vui chơi công cộng, mật độ xây dựng cao…

Hiện nay, mật độ dân cư tại Khu đô thị Trung Hoà - Nhân Chính đã gấp đôi so với quy hoạch được duyệt lần đầu.

Hiện nay, mật độ dân cư tại Khu đô thị Trung Hoà - Nhân Chính đã gấp đôi so với quy hoạch được duyệt lần đầu.

Cũng theo UBND phường Nhân Chính, hiện nay, Ban quản trị khu T không có nhà hội họp do cư dân quản lý. Việc sử dụng nhà nối 17T7 – 17T8 làm nhà hội họp nằm trong tài sản của Vinaconex. 

Đảng ủy, HĐND, UBND phường đã có nhiều buổi làm việc với hệ thống chính trị, chi bộ khu đô thị T (thuộc KĐT Trung Hoà – Nhân Chính) cố gắng giữ ổn định dân cư, tránh bức xúc của cư dân do việc điều chỉnh quy hoạch nhiều lần tại khu vực. 

UBND phường Nhân Chính cho biết, ý kiến của cư dân, hệ thống chính trị khu dân cư qua các buổi họp không đồng thuận việc điều chỉnh quy hoạch để thực hiện dự án.

Độc giả xem thêm tại đây.

Giá nhà đất tăng phi mã?

Tại TP.HCM, giá nhà đất cũng âm ỉ tăng không kém. Ngay cả nhà phố trong trung tâm, phân khúc được coi là giá ổn định vì luôn duy trì ở mức cao cũng tăng mạnh.

Chị N.H mua căn nhà ở đường Nguyễn Huy Lượng (Q.Bình Thạnh) 1 năm trước giá 18 tỉ, giá hiện tại khoảng 25 tỉ. Còn các dự án mới thì đẩy giá lên trời. Điển hình Công ty TNHH đầu tư và phát triển nhà Mỹ Vân mới mở bán 50 lô đất nền Shophouse An Sương (trong khu chợ An Sương, Q.12, TP.HCM), với mức giá từ 85 - 102 triệu đồng/m2, tương đương từ 7,7 - 14,3 tỷ cho lô đất rộng chỉ khoảng 140m2. Lý do giá được đẩy cao ngất ngưởng, theo một nhân viên bán hàng tại công ty này, là bởi khu dân cư nằm hai bên hông khu chợ An Sương nên vừa để ở vừa có thể kinh doanh theo dạng shophouse.

Thế nhưng, chính những người đang buôn bán ở đây lại kêu ế ẩm và đang muốn bỏ chạy. Anh Sĩ, người có thâm niên 10 năm ở chợ này than buôn bán ế ẩm, muốn bỏ của chạy lấy người, nhưng không sang được cửa hàng nên đang cố “chịu trận”. “Khu này chỉ là khu chợ nội bộ, nên giá nhà đất ở đây trước khi dự án của Công ty Mỹ Vân mở bán bình quân khoảng 50 triệu đồng/m2. Dự án này mở bán đã đẩy lên tăng gấp đôi và đẩy giá nhà đất khu vực này tăng theo”, anh Sĩ cho biết.

Liên hệ với một số điện thoại “in” trên vỉa hè một lô đất tại khu dân cư An Sương, một người chuyên bán nhà đất tại khu vực này tên Khánh cho biết từ khi dự án Shophouse An Sương công bố, giá đất tại khu vực này đã tăng gần gấp đôi so với trước đó. Khánh thừa nhận, chủ đất cứ hét giá như vậy, nhưng thực tế không có giao dịch. Khu dự án này đã mở bán từ đầu tháng 3 nhưng hiện chỉ mới bán được vài lô. “Mua ở thời điểm này là rất rủi ro vì giá đất đã lên đến đỉnh điểm”, Khánh đưa ra nhận định.

Độc giả xem chi tiết tại đây.

Thu hồi dự án chậm tiến độ ở Hà Nội: Vẫn khó đủ đường

Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội vừa công khai danh sách 16 dự án bất động sản bị thu hồi, chấm dứt hoạt động do chậm triển khai trên địa bàn. Số dự án này được lập từ việc rà soát 39 dự án dừng triển khai, chậm triển khai trước đó.

16 dự án bị thu hồi nằm rải rác tại 12 quận, huyện khác nhau, bao gồm các dự án như: Dự án nhà làm việc và văn phòng cho thuê tại 335 Nguyễn Trãi (quận Thanh Xuân) do Công ty cổ phần Xây lắp công nghiệp thực phẩm làm chủ đầu tư; Dự án khu hỗn hợp văn phòng - thương mại, dịch vụ - nhà hàng và giải trí tại số 153 phố Yên Phụ (quận Tây Hồ) do Tổng công ty Du lịch Hà Nội làm chủ đầu tư; Dự án xây dựng trụ sở văn phòng làm việc và cho thuê tại số 19 Lê Thanh Nghị (quận Hai Bà Trưng) do Công ty cổ phần Đầu tư phát triển và Xây dựng Ba Đình làm chủ đầu tư; Dự án Tòa nhà hỗn hợp văn phòng làm việc và cho thuê tại 53E, Hàng Bài, Hoàn Kiếm do Công ty TNHH MTV Sổ xố Thủ đô làm nhà đầu tư...

Đây chỉ là con số nhỏ so với tổng số 383 dự án trên địa bàn Thành phố chậm tiến độ. Cụ thể, bà Nguyễn Thị Bích Ngọc, Chủ tịch HĐND TP. Hà Nội cho biết, Sở Tài nguyên và Môi trường báo cáo có 161 dự án có dấu hiệu vi phạm (chậm triển khai, vi phạm Luật Đất đai), nhưng khi tổng hợp từ các quận, huyện, Đoàn giám sát của HĐND TP. Hà Nội phát hiện thêm 172 dự án vi phạm, nâng tổng số lên 383 trường hợp. Những quận, huyện có số dự án chậm triển khai, vi phạm nhiều, như: Hoài Đức 51 dự án, Mê Linh 50 dự án, Nam Từ Liêm 48 dự án, Hoàng Mai 25 dự án, Bắc Từ Liêm 23 dự án…

Nguyên nhân dẫn đến các dự án chậm triển khai là do thay đổi chính sách đất đai; điều chỉnh quy hoạch chung, quy hoạch phân khu; thị trường bất động sản trầm lắng; chủ đầu tư không quyết liệt; quy định không xây dựng nhà cao tầng trong nội đô.

Xem chi tiết tại đây.

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Thương hiệu dẫn đầu

Lên đầu trang
Top