Hoàng Khải – người được mệnh danh là ông hoàng của lụa với thương hiệu Khải Silk danh tiếng, vừa bị khách hàng tố bán khăn không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Ít ai biết ông chủ của Khải Silk sở hữu khối tài sản ‘khủng’ có giá trị lên đến hàng nghìn tỷ đồng với hàng loạt biệt thự, nhà hàng, resort, cao ốc... từ Nam tới Bắc.
Đầu tiên phải kể đến tòa lâu đài trắng TajmaSago Castle, được xây dựng dựa trên cảm hứng từ công trình đền Taj Mahal của Ấn Độ. Tòa lâu đài nằm tại địa chỉ số 6 đường Phan Văn Chương, Khu đô thị Phú Mỹ Hưng, phường Tân Phong, quận 7, TP HCM. (Ảnh: TajmaSago Castle).
Tòa lâu đài này có giá 15 triệu USD. Thiết kế lâu đài dựa theo hai gam màu đen - trắng làm chủ đạo, vòm trần và các bức tường được trang trí bằng những khối hình học phức tạp, mô phỏng theo kiến trúc Mogon và kiểu chữ viết cổ rất đẹp và bóng bẩy của người Ấn Độ… (Ảnh: TajmaSago Castle).
Trung tâm thương mại Sài Gòn Paragon do Tập đoàn Khaisilk bắt tay với Tập đoàn Thủy Lộc xây dựng và khai trương vào tháng 7/2009, trên diện tích đất 6.000 m2 tại góc đại lộ Nguyễn Lương Bằng và đường Hoàng Văn Thái, quận 7, TP HCM. Dự án có tổng vốn đầu tư lên tới 35 triệu USD, cung cấp 19.000 m2 khu thương mại, 4.000 m2 khu giải trí, 15.000 m2 khu văn phòng cho thuê và 3.000 m2 khu vực tổ chức hội nghị.(Ảnh: Panoramio).
Đầu năm 2016, dự án The Khai Tower khởi công, nhưng mãi đến tháng 5 năm nay mới được cấp giấy phép đầu tư xây dựng chính thức với tổng mức đầu tư 25 triệu USD. Theo thiết kế, tòa cao ốc có 18 tầng, có diện mạo như một dải lụa mềm mại. Ngay sát bên, Tập đoàn Khaisilk sẽ xây thêm tòa nhà The Price 20 tầng, được thiết kế như những quyển sách chồng lên nhau. Dự kiến, cả 2 tòa nhà đều có chức năng là khu phức hợp có nhà hàng, spa, hồ bơi, quán cà phê và văn phòng cho thuê... (Ảnh phối ảnh).
Biệt thự Pháp Au Manoir de Khai nằm tại ngã tư Lê Quý Đôn - Điện Biên Phủ, quận 3, TP HCM. (Ảnh: Vietnamnet).
Biệt thự Nam Phan có địa chỉ tại số 34 đường Võ Văn Tần, quận 3, TP HCM, có chi phí xây dựng khoảng 8 triệu USD. (Ảnh: Vietnamnet)
Biệt thự Nam Phan được thiết kế mang phong cách nhà hàng thuần Việt với các chất liệu gỗ, trang trí bằng phù điêu, lụa... (Ảnh: Vietnamnet).
Trong khi đó, nhà hàng mang tên Vương triều Trung Hoa Ming Dynasty lại theo đuổi phong cách Trung Hoa với các khu vực hoàng thành nhà Minh, vườn thượng uyển... (Ảnh: Vietnamnet).
Chi phí xây dựng nhà hàng này lên tới 10 triệu USD. (Ảnh: Vietnamnet).
Còn nhà hàng Cham Charm lại mang phong cách kiến trúc Chăm Pa, có tổng kinh phí đầu tư 11 triệu USD. (Ảnh: Đời sống và Pháp luật).
Công trình có diện tích 5.000 m2, có thể chứa đến 600 khách hàng. (Ảnh: Vietnamnet).