Tại kỳ họp thứ 21 của Hội đồng Nhân dân (HĐND) TP. HCM khóa 10 đã thông qua chủ trương đầu tư 4 dự án hạ tầng kết nối giao thông trên địa bàn TP theo phương thức đối tác công tư với tổng mức đầu tư khoảng 57.503 tỷ đồng.
Trong đó, TP. HCM phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 1 (từ đường Kinh Dương Vương qua quận Bình Tân, huyện Bình Chánh đến ranh tỉnh Long An).
Dự án này có chiều dài tuyến 9,62km với quy mô từ 10-12 làn xe, tổng mức đầu tư khoảng 16.285 tỷ đồng; dự kiến được thực hiện giai đoạn 2025 – 2028.

TP. HCM sẽ tiến hành nâng cấp mở rộng Quốc lộ 1, đoạn từ đường Kinh Dương Vương qua quận Bình Tân, huyện Bình Chánh đến ranh tỉnh Long An. Ảnh chụp màn hình
Sau khi hoàn thành, dự án sẽ góp phần giải quyết tình trạng kẹt xe, cải thiện kết nối giữa TP. HCM với Long An và các tỉnh miền Tây. Đây cũng là đoạn đường liên kết nhiều trục đường lớn như Đại lộ Võ Văn Kiệt, Nguyễn Văn Linh, cao tốc TP. HCM - Trung Lương, dẫn vào bến xe miền Tây.

Dự án có chiều dài tuyến 9,62 km, quy mô từ 10 - 12 làn xe. Ảnh minh họa
Theo Sở GTVT TP. HCM, Dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 1 (từ đường Kinh Dương Vương qua quận Bình Tân, huyện Bình Chánh đến ranh tỉnh Long An) đã được trình UBND TP. HCM xem xét và thẩm định. Dự án này được triển khai dựa trên Nghị quyết 98, các cơ chế, chính sách phát triển đặc thù của TP.
Ghi nhận ở thời điểm hiện tại, tuyến đường này luôn trong tình trạng quá tải với nhiều điểm ùn tắc nghiêm trọng, không đáp ứng được nhu cầu đi lại. Do đó, việc nâng cấp và mở rộng tuyến đường lên 60m với 10-12 làn xe sẽ góp phần giải tỏa ùn tắc giao thông tại cửa ngõ phía Tây của TP. HCM, đồng thời làm giảm tai nạn và tăng hiệu quả các dự án đang triển khai như tuyến cao tốc Bắc - Nam, các tuyến đường Vành đai 2,3 và 4 tại TP. HCM.
Tỉnh Long An lọt danh sách 5 tỉnh giàu nhất miền Tây vào năm 2022. Thu ngân sách năm 2023 của tỉnh Long An đạt ngưỡng 21.000 tỷ đồng và thu hút đầu tư trong và ngoài nước trên địa bàn đều tăng so với cùng kỳ. Theo Quy hoạch tỉnh Long An thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, sẽ xây mới 2 tuyến đường sắt đô thị, nâng cấp 53 tuyến đường tỉnh.
Theo Nghị quyết số 1210/2016, đô thị đặc biệt được xác định có vị trí, chức năng và vai trò quan trọng, bao gồm Thủ đô hoặc trung tâm tổng hợp cấp quốc gia, quốc tế về các lĩnh vực như kinh tế, tài chính, văn hóa, giáo dục, đào tạo, du lịch, y tế, khoa học và công nghệ.
Ngoài ra, đô thị đặc biệt còn là đầu mối giao thông và giao lưu quốc tế, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước.
Theo quy định, một đô thị đặc biệt phải có quy mô dân số từ 5 triệu người trở lên, trong đó khu vực nội thành phải đạt từ 3 triệu người trở lên. Hiện tại, Hà Nội và TP. HCM là hai thành phố được xếp loại đô thị đặc biệt. Thủ đô Hà Nội có diện tích hơn 3.358km2 với dân số hơn 8,2 triệu người, trong khi TP. HCM rộng 2.095km2 với dân số gần 10 triệu người.