Hoạt động kinh doanh của NamABank “trượt dốc không phanh”
Trên website của Ngân hàng Nam Á (NamABank) chưa công bố báo cáo tài chính quý II/2017. Tuy nhiên, báo cáo tài chính quý I/2017 cho thấy, lợi nhuận của ngân hàng này giảm gần 9 lần so với cùng kỳ năm trước.
Riêng trong quý I/2017, thu nhập lãi thuần đạt 147 tỷ đồng, lãi thuần từ hoạt động dịch vụ là 3 tỷ đồng. Lãi từ hoạt động kinh doanh ngoại hối gần 10 tỷ đồng, kinh doanh và đầu tư chứng khoán được khoảng 13 tỷ đồng. Trong kỳ, thu nhập góp vốn mua cổ phần không đáng kể nhưng thu nhập khác được 6,5 tỷ đồng. Chi phí hoạt động 169 tỷ đồng. Sau khi trừ đi các khoản chi phí, lợi nhuận sau thuế quý I/2017 của NamABank đạt 8 tỷ đồng, bằng 1 phần 8 lợi nhuận cùng kỳ năm 2016.
Báo cáo tài chính quý I/2017 của NamABank cho thấy, hoạt động kinh doanh của ngân hàng này đã giảm sút mạnh. Các chỉ số kinh doanh thấp hơn nhiều so với mức bình quân trong hệ thống ngân hàng. Trong suốt quý I/2017, lợi nhuận của ngân hàng chỉ bằng một doanh nghiệp nhỏ.
Đổ tiền mua biệt thự cao cấp, ký xong hợp đồng lỗ ngay 1 tỷ đồng
Nhiều dự án bất động sản ven đô được các chủ đầu tư quảng cáo rằng chỉ cách nội đô trung tâm chưa đầy một tiếng chạy xe, đang hoàn thiện hạ tầng, nhiều tiện ích trong tương lai sẽ biến khu biệt thự trở thành nơi sống đẳng cấp.
Trên thực tế, không ít người mua biệt thự ven đô đã sớm thất vọng và chấp nhận thua lỗ thê thảm.
Chị Nguyễn Thu Huyền, chủ một căn biệt thự tại khu vực phía Tây Hà Hội, rất bức xúc khi nói về căn nhà của mình. Chị mua nó cách đây chưa đầy 1 năm do bùi tai trước những lời quảng cáo như "rót mật" của chủ đầu tư. Song, đến khi xuống tiền, chị mới ngã ngửa: thương hiệu nhà chị mua là do chủ đầu tư hợp tác với một công ty BĐS nữa. Chưa kể, nhiều tiện ích lại thuộc dự án khác.
Đau lòng hơn, khi rao bán, căn nhà của chị đã lỗ tới 1 tỷ đồng chỉ sau vài tháng. “Các khu xung quanh giá đều giảm, khó bán, nhất là việc thiếu hạ tầng khiến chẳng ai muốn về ở xa như vậy”, chị Huyền nói.
Kỳ vọng gì cho BĐS khu Đông Hà Nội sau thông tin quy hoạch 4 cây cầu tỷ đô?
khu vực phía Đông với triển vọng tương lai về phát triển cơ sở hạ tầng, kết nối tốt hơn với khu vực trung tâm qua nhiều cây cầu mới, cũng sẽ thu hút nhiều sự chú ý của các nhà đầu tư cũng như người mua nhà để ở.
Theo bà Nguyễn Hoài An Giám đốc Bộ phận Nghiên cứu, Tư vấn, Định giá và Quản lý tài sản CBRE, thị trường BĐS Hà Nội đang liên tục mở rộng và phát triển về phía Tây với 135.000 căn hộ chung cư và khoảng 41.000 căn nhà thấp tầng, biệt thự/liền kề. Trong khi đó, nguồn cung BĐS khu Đông chỉ chiếm đâu đó 10% tổng nguồn cung của phía Tây nên còn rất nhiều tiềm năng.
Phân tích sâu hơn, bà Nguyễn Hoài An cho rằng: “Khi có cơ sở hạ tầng mới kết nối 2 bờ sông, khu vực Long Biên gần trung tâm Hà Nội hoàn toàn có khả năng trở thành khu dân cư mới và trung tâm BĐS mới. So sánh với TP.HCM, khu vực quận 2 có vị trí tương đương với quận Long Biên ở Hà Nội, đây là khu vực có thị trường BĐS gần như sôi động nhất tại TP.HCM.
Nợ xấu vẫn tăng, Sacombank bán tiếp hàng nghìn tỷ cho VAMC
Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) lại tiếp tục bán thêm hơn 2.580 tỷ đồng nợ xấu cho VAMC trong bối cảnh nợ xấu vẫn trong xu hướng tăng.
Tính đến hết quý II, số dư nợ xấu báo cáo tại Sacombank tiếp tục tăng lên mức 16.488 tỷ đồng, tương đương 7,5% tổng dư nợ, tăng 0,6 điểm % so với con số hồi đầu năm.
Hết ngày 30/6, Sacombank đã bán tổng cộng hơn 38.758 tỷ đồng nợ xấu cho phía VAMC, trong khi con số cùng kỳ chỉ là 16.246 tỷ đồng, và con số đầu năm là hơn 37.000 tỷ đồng.
Nợ xấu bán cho VAMC ngày một tăng cao, nhưng mới đây, Sacombank đã tiếp tục có quyết định bán thêm hàng nghìn tỷ đồng nợ xấu cho công ty mua bán nợ này. Cụ thể, Sacombank và VAMC đã ký kết thỏa thuận hợp tác về việc xử lý nợ xấu và tài sản tồn động của Sacombank đã bán cho VAMC trên cơ sở các quy định tại Nghị Quyết 42.
Việt Nam tăng 5 bậc trong xếp hạng cạnh tranh toàn cầu
Diễn đàn Kinh tế Thế giới - World Economic Forum mới đây đã công bố Báo cáo Cạnh tranh Toàn cầu giai đoạn 2017 - 2018.
Báo cáo năm nay cho thấy một bức tranh phức tạp về sự vận động của các quốc gia châu Á, trong đó có sự gia tăng mạnh mẽ của Indonesia và Việt nam, ngoài ra còn có sự sụt giảm phong độ của Nhật Bản và Ấn Độ. Việt Nam đã nhảy vọt lên vị trí thứ 55, tăng 5 bậc so với năm ngoái và 20 bậc so với 5 năm trước.
Việt Nam đã ghi nhận những tiến bộ đáng chú ý về công nghệ và năng suất của thị trường lao động. Thương mại cũng là một yếu tố quan trọng thúc đẩy sự thăng hạng ấn tượng của Việt Nam, đứng thứ 7 về tỷ lệ nhập khẩu so với tổng sản phẩm quốc nôi và thứ 11 về tỷ lệ xuất khẩu.
Việc Mỹ rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP có thể đã làm mất đi một số cơ hội thương mại trong tương lai của Việt Nam, tuy nhiên, Báo cáo của WEF cho rằng “tăng trưởng của đất nước dự kiến sẽ được duy trì nhờ hoạt động xuất khẩu mạnh mẽ”.