Doanh nghiệp địa ốc "khóc" gánh nặng oằn vai
Hàng trăm doanh nghiệp bất động sản tại TP.HCM vừa có cuộc gặp lãnh đạo UBND Thành phố để phản ánh về những khó khăn trong việc đáp ứng một số quy định về kinh doanh trong lĩnh vực này.
Ông Bùi Xuân Huy, Tổng giám đốc Novaland nêu ra 2 dự án lớn mà công ty này đang gặp vướng mắc là Dự án Vườn Dừa (quận 9) và Dự án Bình Khánh (quận 2). Trước khi đầu tư các dự án này, Công ty đã nhờ các công ty luật nước ngoài thẩm định rất kỹ và nhận thấy đủ điều kiện thực hiện. Nhưng gần đây, Thành phố đã kiến nghị tạm dừng các dự án, gây thiệt hại cho doanh nghiệp.
.“Mỗi năm, chúng tôi phải trả lãi hơn 400 tỷ đồng, không hoàn thành cam kết với các cổ đông về kế hoạch bán hàng và lợi nhuận, phải tinh giản hơn 1.000 nhân viên và tiếp tục tinh giản do không đủ dự án để triển khai”, ông Huy cho biết.
Theo ông Nguyễn Đình Trung, Chủ tịch Hưng Thịnh Corp. “chỉ tiêu dân số” là rào cản cho các dự án chỉnh trang đô thị và làm giảm tính khả thi của dự án. Trong khi đó, thủ tục hành chính vẫn còn gây khó cho doanh nghiệp, như quy trình xác định, thẩm định giá đất còn nhiều điểm bất hợp lý; thời gian thực hiện thủ tục cấp sổ hồng căn hộ chung cư của dự án bị kéo dài, gây ảnh hưởng đến quyền lợi của người mua nhà và tạo ra căng thẳng không đáng có giữa chủ đầu tư và khách hàng.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Áp trần chi phí lãi vay 20%: “Trói chân” doanh nghiệp bất động sản
Luật sư Lê Văn Hồi, Giám đốc Công ty Luật My Way cho rằng, quy định tại khoản 3 Điều 8 Nghị định số 20/2017/NĐ-CP là chưa hợp lý. Bởi lẽ tất cả các chi phí đều có thể được khấu trừ các loại chi phí nếu là hợp lý, hợp lệ. Do đó, nếu như chi phí lãi vay phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh thì cần áp dụng linh hoạt hơn. Theo quan điểm cá nhân tôi thì có thể sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành các thông tư hướng dẫn theo một, một số hướng dưới đây:
Thứ nhất, chi phí lãi vay bị khống chế trần chỉ áp dụng đối với chi phí lãi vay của doanh nghiệp với các bên liên kết, đối với lãi vay của bên độc lập không bị giới hạn trần chi phí lãi vay như quy định trên.
Thứ hai, chi phí lãi vay của từng kỳ nếu vượt quá trần 20% như quy định thì cho phép doanh nghiệp có thể điều chuyển sang kỳ tính thuế sau hoặc điều chuyển nội bộ giữa các doanh nghiệp có quan hệ liên kết với nhau, đương nhiên điều kiện tiên quyết là chi phí lãi vay phải phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Xây dựng hệ thống thông tin cho thị trường bất động sản Việt Nam: Đã đến lúc cần “dẹp loạn”
Trong khi nhà nước chưa có một cơ sở dữ liệu chính thống nào thì người dân, các nhà đầu tư đang phải đối mặt với một loạt các thông tin gây nhiễu loạn. Điều này thể hiện rõ ràng nhất ở việc, cùng một phân khúc, cùng một thời gian nhưng mỗi công ty nghiên cứu thị trường bất động sản lại cho ra một số liệu hoàn toàn khác nhau, thậm chí các con số có sự vênh lệch rất lớn.
Theo khảo sát, mỗi tháng có đến gần 10 báo cáo thị trường bất động sản được công khai trên các phương tiện truyền thông. Trong đó, nổi bật nhất là báo cáo của các công ty đa quốc gia như CBRE, Savills, JLL… nhưng mỗi bên lại đưa ra những số liệu khác nhau. Đơn cử như tại báo cáo thị trường bất động sản TP.HCM và Hà Nội quý III/2018, ở mục căn hộ bán, cả 3 đơn vị trên đều có sự chênh lệch rất lớn về số liệu nguồn cung mới và lượng giao dịch trên thị trường.
Cụ thể, đối với thị trường căn hộ bán tại TP.HCM, theo báo cáo của CBRE, số lượng căn hộ chào bán mới tại TP.HCM trong quý III đạt 6.711 căn hộ, giảm 14% so với cùng kỳ năm trước, và tăng 9% so với quý trước. Số lượng căn hộ bán ra trong quý 3 năm 2018 là 6.568 căn. Cùng phân khúc này, số liệu theo báo cáo của Savills lại có sự khác biệt không nhỏ với con số thống kê là 7.700 căn chào bán mới và hơn 10. 000 căn được bán ra. Ngoài ra, JLL cũng đưa ra một con số khác so với hai đơn vị trên, khi cho rằng, quý III năm 2018 ghi nhận 8.086 căn mới và lượng giao dịch trên thị trường là 8.189 căn. Như vậy, cùng một phân khúc, cùng một thời gian đo đếm nhưng ba đơn vị này lại đưa ra các số liệu có sự chênh lệch khá lớn, lên đến hàng nghìn căn hộ.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Lộ những chiêu trò của các cao thủ tài chính tại “ván bài” Vinaconex?
Câu chuyện bán vốn tại Vinaconex tưởng đã khép lại khi bên bán và bên mua đều phấn chấn, hài lòng. Thế nhưng có vẻ như thị trường càng thêm tò mò bởi một trò tung hỏa mù thông tin nào đó, hay chiến lược kinh doanh của một "tay to", thậm chí không loại trừ khả năng về một cuộc cạnh tranh đằng sau đó!
Bên bán phấn khởi
Như vậy, hai nhà đầu tư SCIC và Viettel đã bán thành công 79% vốn tại Vinaconex với mức giá vượt mong đợi. Tổng số tiền hai tổ chức này thu về cao hơn 2.000 tỷ đồng so với dự kiến ban đầu, trong đó chủ yếu chênh cao tại lô hơn 50% SCIC bán cho Công ty An Quý Hưng – công ty gia đình.
Việc hai doanh nghiệp thoái vốn là theo lộ trình nhưng thời điểm này được cho là hợp lý. Chẳng hạn như giá cổ phiếu VCG đang trên đà trượt dốc mạnh, cơn sốt "đất vàng" nội đô đang hấp dẫn hơn bao giờ và thậm chí câu chuyện SCIC và Viettel từng ấy năm hợp tác với Vinaconex đã hiểu và khai thác hết thế mạnh. Việc bán vốn đã có lộ trình chuẩn bị. Dù Vinaconex có nhiều tiềm năng đất nhưng để giải được bài toán này không hề đơn giản đối với doanh nghiệp ít kinh nhiệm trong lĩnh vực xây dựng, bất động sản, cũng như đòi hỏi phải có kinh nghiệm cơ cấu lại bộ máy khổng lồ.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Hàng nghìn tỉ đồng cho người nghèo vay để thực hiện giấc mơ có nhà
Ông Vũ Văn Phấn - Phó Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản - Bộ Xây dựng cho biết, tại Việt Nam, nhu cầu nhà ở xã hội (NOXH) ngày càng bức thiết bởi cơ cấu dân số đang bước vào thời kỳ dân số vàng, với 70% dân số trong độ tuổi lao động. Nhiều thành phố lớn đang có nhu cầu rất lớn về nhà ở như thành phố Hà Nội, TPHCM và các tỉnh có đô thị, khu công nghiệp phát triển, trong khi nguồn lực tài chính, quỹ đất cho phát triển xây dựng nhà ở, hạ tầng kỹ thuật, nhất là hệ thống giao thông và các dịch vụ tiện ích khác đang thiếu hụt, chưa đáp ứng. Đến năm 2020 cần xây dựng được 12,5 triệu m2 nhà ở để đáp ứng nhu cầu về chỗ ở cho người thu nhập thấp đô thị và công nhân khu công nghiệp.
Chương trình phát triển NOXH cho người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị, công nhân khu công nghiệp, đến nay đã hoàn thành việc đầu tư xây dựng 191 dự án, quy mô xây dựng khoảng 78.400 căn hộ và đang tiếp tục triển khai 215 dự án với quy mô xây dựng khoảng 175.100 căn hộ.