Aa

Doanh nghiệp quay về nhà ở xã hội

Thứ Bảy, 24/06/2017 - 14:31

6 giải pháp thúc đẩy thị trường BĐS phát triển minh bạch, bền vững; Doanh nghiệp quay về nhà ở xã hội; TP.HCM kiến nghị Chính phủ bổ sung thêm 17.995 tỷ đồng cho 2 dự án trọng điểm; TP.HCM kiến nghị Chính phủ bổ sung thêm 17.995 tỷ đồng cho 2 dự án trọng điểm... là những thông tin chính của BĐS 24h qua.

6 giải pháp thúc đẩy thị trường BĐS phát triển minh bạch, bền vững

Hội Môi giới BĐS Khánh Hòa đưa ra 6 giải pháp giúp thị trường BĐS phát triển ngày càng lành mạnh, minh bạch và bền vững gồm:

1. Tăng cường vai trò của Nhà nước trong quản lý thị trường BĐS

2. Doanh nghiệp BĐS phải thể hiện trách nhiệm với người tiêu dùng

3. Người tiêu dùng luôn phải là nhà thông thái, cân nhắc kỹ lưỡng khi đầu tư vào BĐS

4. Các nhà đầu tư  BĐS  phải  luôn đồng thuận, hợp tác chặt chẽ, không để tình trạng lệch pha cung cầu  trong tất các phân khúc.

5. Nhà đầu tư và ngân hàng luôn phải song hành cùng nhau tạo lợi thế để cùng phát triển

6. Thực hiện vai trò phản biện xã hội, góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách điều chỉnh thị trường BĐS

Xem thêm tại đây.

Doanh nghiệp quay về nhà ở xã hội

Bổ sung cho quỹ đất phát triển nhà ở xã hội đang ngày càng hiếm hoi so với nhu cầu, một số DN địa ốc phía Nam đã và đang tham gia mục tiêu san sẻ một phần gánh nặng “an cư lạc nghiệp” cho người dân thuộc đối tượng nhà ở xã hội theo chính sách quy định.

Trong kỳ đại hội cổ đông 2016 vừa mới diễn ra hồi tháng 5, ông Trương Anh Tuấn, Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Cty Địa ốc Hoàng Quân cho biết nếu xét về số lượng dự án, Hoàng Quân hiện đang triển khai đầu tư 22 dự án nhà ở xã hội và nhà ở giá rẻ cho công nhân với tổng mức đầu tư hơn 20.000 tỷ đồng rải khắp các tỉnh miền Nam. 

Tại Long An, CTCP Bambo Capital mới đây cũng tiết lộ đã được chấp thuận chủ trương phát triển 2 dự án nhà ở xã hội cho công nhân và người dân trên địa bàn. Ông Nguyễn Hồ Nam, Chủ tịch HĐQT Bambo Capital chia sẻ với chính sách ưu đãi vốn cho DN, người dân vay mua nhà ở xã hội, DN tin tưởng trong thời gian tới, họ sẽ tận dụng được nguồn vốn để sớm phát triển dự án và phục vụ trước hết cho nhu cầu lớn của cư dân, công nhân các khu công nghiệp rất đông đảo tại địa phương, đảm bảo khâu đầu ra thanh khoản tốt, bù đắp lại phần biên lợi nhuận của dự án thuộc phân khúc nhà ở xã hội không cao.

Xem thêm tại đây. 

TP.HCM kiến nghị Chính phủ bổ sung thêm 17.995 tỷ đồng cho 2 dự án trọng điểm

Ngày 23/6, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã có buổi làm việc với lãnh đạo TP.HCM. Trong báo cáo tóm tắt tình hình kinh tế xã hội, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Lê Thanh Liêm đã kiến nghị Chính phủ bổ sung thêm 17.995 tỷ đồng cho 2 dự án.

Cụ thể, TP. HCM mong Trung ương sẽ bổ sung vốn ODA cho 2 dự án trọng điểm từ nay đến năm 2020.

Dự án Xây dựng tuyến đường sắt đô thị số 1 (tuyến Bến Thành - Suối Tiên).

Dự án Xây dựng tuyến đường sắt đô thị số 1 (tuyến Bến Thành - Suối Tiên).

Trong đó, dự án Xây dựng tuyến đường sắt đô thị số 1 (tuyến Bến Thành - Suối Tiên) là 20.930 tỷ đồng, và dự án Cải thiện môi trường nước thành phố, lưu vực kênh Tàu Hủ - Bến Nghé - Đôi - Tẻ, giai đoạn 2 là 8.582 tỷ đồng.

Xem thêm tại đây. 

Sửa đổi, bãi bỏ một số thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực đất đai

UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 3542/QĐ-UBND về công bố thủ tục hành chính mới, sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ trong lĩnh vực đất đai thuộc thẩm quyền của Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND cấp huyện trên địa bàn thành phố.

Theo quyết định, công bố quyết định thủ tục hành chính mới, sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ trong lĩnh vực đất đai thuộc lĩnh vực đất đai theo nội dung phương án đơn giản hóa đã được UBND thành phố phê duyệt và các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành.

Cụ thể: Ban hành 1 thủ tục hành chính mới; sửa đổi, bổ sung 49 thủ tục hành chính; bãi bỏ 2 thủ tục hành chính.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Xem thêm tại đây.

Vì sao đoạn đường “dát vàng” sắp triển khai lại đắt nhất Hà Nội?

Dự án đường vành đai 1 đoạn Hoàng Cầu-Voi Phục dài 2,2km, tổng mức đầu tư gần 7.800 tỷ đồng hiện mới đang dừng lại ở báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, lấy ý kiến của 5 Bộ, ngành. Theo kế hoạch, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội sẽ ký trình Thủ tướng Chính phủ vào ngày 10/7 tới và phấn đấu trong tháng Bảy sẽ thông qua.

Theo tính toán, trung bình 1 mét đường Hoàng Cầu-Voi Phục sẽ có chi phí lên tới 3,5 tỷ đồng. Chi phí xây dựng con đường này sẽ phá vỡ kỷ lục 2 con đường đắt nhất thủ đô trước đó là đoạn Hoàng Cầu đến nút giao Láng Hạ-Giảng Võ dài 697m, rộng 50m, có tổng mức đầu tư 1.767 tỉ đồng (trung bình hơn 2,5 tỷ đồng mỗi mét) và đoạn Ô Đông Mác-Nguyễn Khoái) dài 570m, rộng 50m với tổng mức đầu tư 1.139 tỷ đồng (gần 2 tỷ đồng/m).

Lý giải cho chi phí đắt đỏ để đầu tư dự án này, lãnh đạo Ban quản lý dự án Đầu tư xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp thành phố Hà Nội chỉ ra nguyên nhân, 80% tổng số vốn đầu tư cho công trình này là kinh phí để giải phóng mặt bằng và tái định cư cho các hộ dân.

Cụ thể, khoảng 1.100 tỷ đồng chi phí xây lắp và thiết bị, hơn 6.400 tỷ đồng chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, ngoài ra còn chi phí tư vấn, chi phí quản lý và chi phí dự phòng của dự án (tổng mức đầu tư này đã được cập nhật theo ý kiến thẩm định của Hội đồng thẩm định thành phố ngày 1/3/2017). 

Dự kiến, để thi công công trình sẽ phải giải phóng mặt bằng 2.044 hộ dân (quận Ba Đình 1.241 hộ, quận Đống Đa 803 hộ) với nhu cầu tái định cư là 2.239 căn hộ ở khu Nam Trung Yên, khu Tây Nam Kim Giang 1. Do đây là dự án vành đai 1, thuộc 2 quận trung tâm Đống Đa và Ba Đình nên giá đất bồi thường cao, số hộ phải giải phóng mặt bằng lớn nên số vốn đầu tư chiếm phần lớn chi phí là giải phóng mặt bằng, hỗ trợ và tái định cư.

Xem thêm tại đây.

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top