Dòng vốn tỷ USD rầm rộ đổ vào bất động sản Long An
Theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Long An, 10 tháng năm 2018, UBND tỉnh cấp mới 151 dự án trong nước với vốn đầu tư đăng ký mới 18.148 tỉ đồng. Đến nay, tỉnh có 1.602 dự án với số vốn đăng ký 184.161 tỉ đồng.
Đối với dự án đầu tư từ nước ngoài, từ đầu năm 2018 đến nay, tỉnh cấp mới 69 dự án với tổng vốn cấp mới và tăng thêm 366 triệu USD. Đến nay, trên địa bàn tỉnh Long An có 951 dự án đầu tư nước ngoài với số vốn hơn 6.009 triệu USD, trong đó có 576 dự án đi vào hoạt động, tổng vốn đầu tư 3.614 triệu USD.
Nhiều nhà đầu tư nhận định rằng chính hệ thống hạ tầng giao thông được nâng cấp và mở rộng, chính sách đầu tư thông thoáng, Long An đang đón làn sóng đầu tư mới của nhiều doanh nghiệp lớn vào bất động sản, phát triển công nghiệp.
Cùng với Vingroup, Hoàn Cầu, nhiều tập đoàn khác: Thành Thành Công, Him Lam Land, Băng Dương, T&T Group, Nguyễn Kim, Vạn Thịnh Phát,... cũng quan tâm, đề xuất chủ trương đầu tư phát triển công nghiệp, đô thị, năng lượng điện mặt trời trên địa bàn tỉnh Long An.
Tìm nhà đầu tư "hồi sinh" nhà hát lớn nhất Thủ đô
Tọa lạc tại khu vực giao cắt giữa đường Dương Đình Nghệ và Phạm Hùng, Nhà hát Hoa Sen được lên phương án xây dựng bằng nguồn vốn xã hội hóa, nằm trên diện tích khoảng 4ha có quy mô 6 tầng, cao 54m; thiết kế như bông sen nổi trên mặt nước...
Tháng 7/2017, thành phố Hà Nội thông báo về chủ trương xây dựng nhà hát Hoa Sen. Với quy mô công suất 2.000 chỗ ngồi, xung quanh nhà hát đảm bảo cho khoảng 25.000 người có thể vào vui chơi hàng ngày, dự kiến khi hoàn thành, Nhà hát Hoa Sen sẽ trở thành nhà hát lớn và hiện đại nhất Thủ đô.
Tuy nhiên, đến cuối tháng 5/2018, UBND thành phố Hà Nội đã thống nhất dừng triển khai dự án Nhà hát Hoa Sen. Do một số nhà đầu tư không có nhu cầu đầu tư nữa, trong khi nguồn lực của thành phố lại không đáp ứng được nhu cầu.
Mới đây, Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội phát đi thông tin về việc tìm kiếm nhà đầu tư cho công trình này.
Áp trần lãi vay theo Nghị định 20: Có giải pháp nào tốt hơn?
Trước những bất cập lớn từ Nghị định 20 dẫn tới việc bội tăng tiền thuế cho mô hình công ty mẹ - con, nhiều chuyên gia cho rằng, Việt Nam nên áp dụng phương án khống chế chi phí lãi vay bằng lãi vay ròng, không nhất thiết phải áp chi phí lãi vay thuần như hiện tại.
Trước những bất cập lớn từ Nghị định 20 dẫn tới việc bội tăng tiền thuế từ việc áp trần lãi vay 20%, nhiều chuyên gia cho rằng, Việt Nam nên áp dụng phương án khống chế chi phí lãi vay bằng lãi vay ròng, không nhất thiết phải áp chi phí lãi vay thuần như hiện tại. Việc áp dụng cách tính này sẽ giúp các doanh nghiệp tránh rơi vào tình trạng nộp thuế trùng 2 lần đối với khoản chi phí lãi vay. Đặc biệt, đối với các công ty đứng ra làm trung gian cho vay vốn, giải pháp này không làm giảm khả năng sử dụng, quản lý cũng như điều tiết vốn vay.
Ở góc nhìn khác, trả lời phỏng vấn Thời báo kinh tế Việt Nam, Giám đốc Công ty Luật TNHH Minh Đăng Quang đã đưa ra đề nghị nhằm khắc phục sự bất hợp lý từ Nghị định 20. Vị lãnh đạo này cho rằng, cần phải sửa đổi đối tượng áp dụng phần chi phí lãi vay phát sinh không vượt quá 20% với hai đối tượng là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có quan hệ liên kết qua biên giới và các doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam có giao dịch về vay vốn với các bên có quan hệ liên kết có mức thuế thu nhập doanh nghiệp khác nhau, chứ không khống chế đại trà như Nghị định 20.
Tăng cường dòng vốn vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng bằng cách nào?
Trong bối cảnh, 20 năm tới, mỗi năm Việt Nam cần thu hút từ 15-20 tỷ USD vốn đầu tư tư nhân vào phát triển kết cấu hạ tầng đất nước, thì mô hình PPP được xem là một trong những giải pháp giúp Việt Nam có khả năng lấp đầy dòng vốn đầu tư trước yêu cầu phát triển của lĩnh vực này và giảm gánh nặng cho Nhà nước.
Chia sẻ với phóng viên Báo Diễn đàn Doanh nghiệp bên lề tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam cuối kỳ năm 2018, ông Ryu Hang Ha - Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam (Kocham) cho biết: "PPP là phương thức thực hiện dự án mà trong đó, các doanh nghiệp tư nhân có lợi nhuận từ việc đầu tư, xây dựng, bảo trì và vận hành cơ sở hạ tầng công cộng, trong khi Chính phủ giảm thuế và hỗ trợ một phần về tài chính".
Đồng tình với quan điểm này, ông Koji Ito - Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam (JCCI) cũng cho rằng: "Phát triển cơ sở hạ tầng là một yêu cầu quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế về dài hạn của Việt Nam, trong đó áp dụng linh hoạt các cơ chế PPP chắc chắn là một trong những cách hiệu quả nhất để thực hiện mục tiêu này".
Tuy nhiên, đáng nói, theo nhiều nhà đầu tư cho rằng vấn đề quan trọng nhất của Luật PPP là cơ chế hỗ trợ dự án, là sự chia sẻ rủi ro đầu tư giữa Nhà nước và tư nhân.
DELTA CORP "phân trần" về vụ sập giàn giáo khiến 2 người tử vong tại Quảng Ninh
Sau vụ tai nạn lao động xảy ra tại công trường thi công dự án Citadines Marina Hạ Long (phường Hùng Thắng, TP Hạ Long, Quảng Ninh) khiến 2 công nhân tử vong, Công ty TNHH Tập Đoàn Xây Dựng DELTA - đại diện nhà thầu thi công đã lên tiếng trần tình về vụ việc trên.
Công ty TNHH Tập Đoàn Xây Dựng DELTA (DELTA CORP) cho biết: Ngay sau khi xảy ra tai nạn, đơn vị khẩn trương đưa nạn nhân cấp cứu tại cơ sở ý tế và thông báo, phối hợp với các cơ quan chức năng tiến hành phong tỏa hiện trường, tiến hành công tác kiểm tra xác nhận hiện trường sự việc.
Cùng với đó, đơn vị thi công đã cùng gia đình đưa hai nạn nhân về quê an táng và hỗ trợ với mỗi gia đình nạn nhân hơn 200 triệu đồng, chi trả các chi phí liên quan. Đối với nạn nhân bị thương, đơn vị đã cấp cứu, điều trị y tế kịp thời và đồng thời hỗ trợ 20 triệu.
Đại diện phía nhà thầu thi công cho biết, vị trí xảy ra sự cố tại tầng 4 của công trình. Về nguyên nhân vụ việc, nhà thầu thi công đang phối hợp với lực lượng chức năng tiến hành điều tra làm rõ. Bên cạnh đó, hồ sơ pháp lý có liên quan đến công tác thi công và người lao động đều đã được trình cho cơ quan chức năng có thẩm quyền kiểm tra.