"Sóng" M&A nóng trở lại, kịch bản nào cho thị trường bất động sản nghỉ dưỡng nửa cuối năm?
Thị trường du lịch Việt Nam vốn được các chuyên gia và nhà đầu tư đánh giá là một trong những thị trường tăng trưởng mạnh nhất thế giới và đứng đầu châu Á. Chỉ tính riêng năm 2017, Việt Nam thu hút gần 13 triệu lượt khách quốc tế và dự kiến mục tiêu đến năm 2020 sẽ thu hút 20 triệu lượt khách quốc tế.
Doanh thu từ du lịch được kỳ vọng đạt 30 tỷ USD vào cuối thập kỷ này. Để có được những bước tiến lớn trong ngành du lịch, có thể nói cơ sở hạ tầng phục vụ cho du lịch đã có sự đầu tư rõ rệt, đặc biệt là nguồn vốn từ nhiều “ông lớn” quản lý khách sạn thế giới đến với thị trường Việt Nam.
Trong một báo cáo thị trường của Savills nhận định, trong bối cảnh nhu cầu tiêu dùng nâng cao và lượt khách quốc tế đến Việt Nam ngày càng tăng, các nhà đầu tư cũng đang tìm kiếm các địa điểm phát triển và sở hữu trong lĩnh vực khách sạn.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Cáp treo vượt sông Hồng: Sẽ lấy đi của Hà Nội nhiều quỹ đất?
Hà Nội vừa tiếp nhận đề xuất của Tập đoàn Poma (công ty chuyên cáp treo của Pháp) về xây dựng tuyến cáp treo vượt sông Hồng. Theo tính toán, tuyến cáp treo có chiều dài hơn 5km, các trụ đỡ có chiều cao từ 50 - 100m. Điểm đầu là trạm trung chuyển xe buýt Long Biên, điểm cuối là bến xe Gia Lâm. Trong đó, có khoảng 1,2km cáp treo vượt sông Hồng và khoảng 4km còn lại đi trên mặt đất, vượt trên các tòa nhà, công trình cao tầng ở mặt đất. Bên cạnh đó, mỗi cabin sẽ có sức chứa từ 25 - 30 người, theo tính toán của doanh nghiệp này thì trong 1 giờ tuyến cáp treo có thể vận chuyển được 7.000 lượt khách.
Đại diện nhà đầu tư cho biết, do hoạt động trên không và đi trên làn đường riêng (dây cáp) nên cáp treo vận hành rất ổn định, đúng giờ, xác suất được tính theo giây.
Nhận xét về đề xuất xây dựng cáp treo vượt sông Hồng, TS. Nguyễn Xuân Thủy, chuyên gia giao thông bày tỏ lo ngại: "Tôi cho rằng, dự án cáp treo vượt sông Hồng không mang tính khả thi cao, khó giải quyết vấn đề giao thông, thậm chí có thể lấy đi của Hà Nội nhiều quỹ đất".
Xem thông tin chi tiết tại đây
TS. Nguyễn Trí Hiếu: Bong bóng bất động sản có khả năng nổ ra năm 2019
Cuộc đổ vỡ bong bóng bất động sản năm 2008 - 2009 trở thành “cơn ác mộng” với không ít nhà đầu tư, môi giới. Trải qua gần 10 năm, thị trường bất động sản Việt Nam từng bước đi từ giai đoạn đổ vỡ, đóng băng và bước sang phục hồi. Tuy nhiên, từ cuối năm 2017 đến đầu năm 2018, những cơn sốt đất nền đã bắt đầu thổi lên những e ngại và lo lắng về dấu hiệu bất ổn của thị trường bất động sản.
Mới đây, tại Hội thảo “Sốt bất động sản – Cơ hội rủi ro” diễn ra ngày 29/6, TS. Nguyễn Trí Hiếu đưa ra dự đoán rằng, với những dấu hiệu hiện tại, bong bóng bất động sản sẽ xảy ra vào năm 2019. “Bất kỳ 1 sản phẩm nào, ở lĩnh vực nào mà giá trị tăng lên 100% đều sẽ xảy ra khủng hoảng. Nếu tăng 10% là bình thường, từ 20 - 50% là đã tăng cao, từ 50 - 70% là tăng quá cao và tăng 100% sẽ xảy ra bong bóng bất động sản. Vì cầu thì có giới hạn còn nguồn cung vẫn tiếp tục đổ ra. Giá cứ tăng nhưng cầu thì ngưng, ngược lại, cung vẫn tăng… thì hậu quả là bong bóng bất động sản sẽ xuất hiện”.
Xem thông tin chi tiết tại đây
8 sàn giao dịch bất động sản tại Đà Nẵng ngừng hoạt động
Theo thông tin từ Sở Xây dựng TP. Đà Nẵng, hiện nay trên địa bàn TP. Đà Nẵng có 41 sàn giao dịch bất động sản đã gửi thông báo hoạt động đến Sở Xây dựng và được Sở Xây dựng kiểm tra, gửi Bộ Xây dựng đăng tải trên website mạng các sàn giao dịch bất động sản Việt Nam theo quy định.
Trong đó, có 8 sàn giao dịch bất động sản đã chấm dứt hoạt động là: Lập Sơn (184 Phan Đăng Lưu, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng); Phước Tiến (K21/4 Lê Hồng Phong, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng); Sài Gòn Land (711A Ngô Quyền, quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng); Tâm Quang Minh (76 Duy Tân, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng); Phát Đạt (418 Hùng Vương, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng); An Đô (605 Lê Thanh Nghị, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng); Trần Nam Trung (302 đường 2/9, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng) và Sun Land (Tầng 11, Tòa nhà ACB Tower, 218 Bạch Đằng, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng).
Xem thông tin chi tiết tại đây
Dự án bất động sản nghìn tỷ ồ ạt đổ vào Thái Nguyên
Thông qua Hội nghị, Thái Nguyên chào đón và đề nghị các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến nghiên cứu, tìm hiểu hợp tác đầu tư. Tỉnh sẽ có những giải pháp quyết liệt để tiếp tục thực hiện các cam kết một cách tốt nhất, hiệu quả nhất cho các doanh nghiệp, các nhà đầu tư đến với Thái Nguyên. Tỉnh Thái Nguyên cam kết tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để các nhà đầu tư, các tập đoàn có một môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng, minh bạch, ổn định lâu dài, phát triển và thịnh vượng.
Theo ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), xét về chỉ số PCI, trong những năm qua, tuy có trồi sụt, nhưng Thái Nguyên luôn là 1 trong những tỉnh thành phố nằm trong top 10 – 15 tỉnh thành phố dẫn đầu trong cả nước.