Aa

Dư nợ tín dụng kinh doanh bất động sản tăng

Thứ Sáu, 17/05/2024 - 10:39

Tại một số ngân hàng, tín dụng bất động sản ghi nhận tăng trưởng trong 2 tháng đầu năm nay trong bối cảnh dư nợ toàn ngành ngân hàng tăng trưởng âm.

Theo tổng hợp của Bộ Xây dựng, tín dụng cho bất động sản có sự tăng trưởng trong 2 tháng đầu năm 2024. Cụ thể, tính đến 29/2/2024 dư nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 1.113.673 tỷ đồng, tăng hơn 20.700 tỷ đồng so với cuối năm 2023 (tương đương tăng 1,86%).

STTNội dungĐến 31/12/2023Đến 29/02/20245
I

Dư nợ tín dụng kinh doanh bất động sản

1.092.961

1.113.673


1

Dư nợ tín dụng đối với các dự án đầu tư xây dựng khu đô thị, dự án phát triển nhà ở

305.650

303.572


2

Dư nợ tín dụng đối với các dự án văn phòng

42.596

42.367


3

Dư nợ tín dụng đối với các dự án văn phòng

77.033

78.349


4

Dư nợ tín dụng đối với các dự án khu du lịch, sinh thái, nghỉ dưỡng

43.570

43.393


5

Dư nợ tín dụng của các dự án nhà hàng, khách sạn

59.581

60.502


6

Dư nợ tín dụng đối với cho vay xây dựng, sửa chữa, nhà để bán, cho thuê

123.353

121.274


7

Dư nợ tín dụng đối với vay mua quyền sử dụng đất

75.509

79.873


8

Dư nợ tín dụng đối với đầu tư kinh doanh BĐS khác

365.669

384.343


II

Số dư bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai

35.660

19.126



Nguồn: Bộ Xây dựng

Kết thúc quý I/2024, cho vay bất động sản vẫn là lĩnh vực chiếm tỷ trọng cao trong tăng trưởng tín dụng của nhiều ngân hàng bất chấp thị trường còn nhiều khó khăn.

Theo báo cáo tài chính quý I/2024, tín dụng Techcombank tăng 6,4% lên 563.900 tỷ đồng. Trong đó, tín dụng cho hoạt động kinh doanh bất động sản tăng hơn 17.000 tỷ đồng, lên hơn 194.000 tỷ đồng. Đây cũng là mảng chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng dư nợ cho vay của ngân hàng này, tương đương 35,98%.

Tại SHB, mặc dù cho vay hoạt động kinh doanh bất động sản giảm 2,5%, về mức 71.508 tỷ đồng, tuy nhiên bất động sản vẫn là lĩnh vực có dư nợ cho vay lớn thứ 2 trong tăng trưởng tín dụng của ngân hàng của SHB, chỉ sau cho vay kinh doanh ô tô và xe động cơ khác (chiếm 16,65%).

Bất động sản cũng góp phần không nhỏ trong tăng trưởng tín dụng của MSB. Tại MSB, lĩnh vực cho vay bất động sản và cơ sở hạ tầng tăng từ 8,83% ở cuối quý IV/2023 lên 13,42% vào cuối quý I/2024, tương đương khoảng hơn 7.792 tỷ đồng.

Còn tại VPBank, cho vay kinh doanh bất động sản vẫn là một trong những lĩnh vực chiếm tỷ trọng cao nhất trong dư nợ tín dụng của ngân hàng này, tính đến hết quý I/2024, với mức tăng từ 19,53% cuối quý IV/2023 lên 20,25% trong quý I/2024.

Có thể thấy, mức tăng trưởng tín dụng đối với hoạt động kinh doanh bất động sản cao hơn nhiều mức tăng trưởng tín dụng chung của toàn nền kinh tế.

Theo số liệu mới nhất của Ngân hàng nhà nước đưa ra, quy mô tín dụng toàn nền kinh tế đến cuối tháng 2/2024 đạt 13.467.585 tỷ đồng, giảm 0,75% so với cuối năm 2023, tương ứng mức thu hẹp gần 101.393 tỷ đồng. Lũy kế đến gần cuối tháng 3/2024, tín dụng toàn nền kinh tế tăng gần 1,4%.

Trước đó, Ngân hàng Nhà nước cho biết, dư nợ bất động sản đến cuối năm 2023 khoảng 2,88 triệu tỷ đồng, trong đó vay kinh doanh bất động sản khoảng 1,09 triệu tỷ đồng; vay tiêu dùng, tự sử dụng trong lĩnh vực bất động sản 1,79 triệu tỷ đồng. Trong 2 tháng đầu năm, riêng cho vay kinh doanh bất động sản đã tăng dư nợ thêm ước khoảng hơn 20 nghìn tỷ đồng.

Không chỉ lĩnh vực kinh doanh bất động sản, nhiều ngân hàng cũng cho vay bất động sản tiêu dùng. Cụ thể, VPBank cho vay cá nhân để mua nhà ở, nhận quyền sử dụng đất để xây nhà ở cũng chiếm tới 16,88% trong tăng trưởng tín dụng quý I/2024.

Tương tự, tại Sacombank, hiện dư nợ bất động sản khoảng 100.000 tỷ đồng, chiếm 20% tổng dư nợ cho vay nhưng phần lớn là cho vay bất động sản cá nhân. Còn dư nợ cho vay bất động sản dự án của ngân hàng này chỉ có 9.000 tỷ đồng.

Từ đầu năm 2023 đến nay, để quyết liệt thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về ưu tiên hỗ trợ tăng trưởng gắn với ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng trong cung ứng tín dụng, cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp trong tiếp cận tín dụng, tăng khả năng hấp thụ vốn cho nền kinh tế nói chung, trong đó có lĩnh vực bất động sản.


Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top