6 tháng đầu năm 2018, GDP cả nước đạt 7,08% cao nhất trong vòng 7 năm trở lại đây. Trong đó, kinh doanh bất động sản là một trong những nhóm ngành có sức bật mạnh, đứng thứ 2 trong khu vực dịch vụ sau bán buôn bán lẻ và đạt tăng trưởng 4,12% trong quý II/2018, cao nhất 6 năm.
Thế nhưng, báo cáo của nhiều đơn vị nghiên cứu thị trường lại cho thấy các thông số khác hẳn. Đơn cử, theo CBRE, dù là một trong những thị trường sôi động nhất nhưng số lượng căn hộ chào bán mới tại TP.HCM trong quý II/2018 chỉ đạt 6.109 căn hộ, giảm 36% theo năm, số căn hộ giao dịch thành công là 6.947 căn, giảm 25% theo quý và 29% theo năm.
"Số lượng căn hộ giao dịch thành công quý II đang ở mức thấp nhất trong vòng 2 năm do quy định siết tín dụng với bất động sản và dư âm của vụ cháy chung cư hồi tháng 3. Thị trường bất động sản trong quý II chỉ ghi nhận cơn sốt đất ngắn ở vùng ven và các khu vực dự kiến hình thành đặc khu", một đoán báo cáo của CBRE nêu rõ.
Từ số liệu giao dịch mua bán bất động sản các đơn vị nghiên cứu thị trường công bố cùng với cảm nhận thị trường của giới đầu tư, có thể nói thị trường bất động sản 6 tháng qua không thực sự có nhiều dấu ấn nổi bật. Không giống kết quả đóng góp GDP theo thống kê. Với những băn khoăn đó, chuyên gia kinh tế, TS. Nguyễn Minh Phong đã nhận lời tham gia chương trình "Góc nhìn đa chiều" của Tạp chí điện tử Bất động sản Việt Nam, đưa ra những phân tích sâu về lĩnh vực này để tìm ra yếu tố khiến "cục diện thị trường bất động sản đảo chiều", trong góc nhìn tổng thể nền kinh tế.
Xem lại talkshow Góc nhìn đa chiều tuần này tại video sau: