Aa

Giá bất động sản Sài Gòn tăng vọt

Thứ Sáu, 14/06/2019 - 15:30

Giá bất động sản Sài Gòn tăng vọt; Băn khoăn về tạm nộp tiền sử dụng đất; Trường học xanh - mô hình giáo dục về cuộc sống bền vững... là những thông tin được quan tâm trong 24h qua.

Giá bất động sản Sài Gòn tăng vọt

Một nghịch lý đang diễn ra trên thị trường khiến giới buôn căn hộ xôn xao là giá căn hộ ở quận 7 thậm chí còn cao hơn cả mặt bằng giá căn hộ quận 4, nơi gần quận 1 hơn. Ngoài ra, giá các căn hộ có diện tích lớn cùng dự án này được chào bán 55 - 60 triệu đồng mỗi mét vuông, cũng là vùng giá đỉnh xung quanh khu vực cầu Phú Mỹ, quận 7.

tình trạng khan hiếm hàng hóa cục bộ trong năm 2019 đang đẩy bất động sản nhà ở tại TP HCM đua nhau leo thang một cách mạnh mẽ.

Tình trạng khan hiếm hàng hóa cục bộ trong năm 2019 đang đẩy bất động sản nhà ở tại TP.HCM đua nhau leo thang một cách mạnh mẽ

Tương tự, một dự án quy mô khu đô thị tọa lạc tại huyện Nhà Bè, đang tiến hành giữ chỗ các căn nhà phố, biệt thự xây sẵn (nhà thô) có giá dự kiến 2.600 - 2.800 USD mỗi mét vuông, tương đương 61 - 66 triệu đồng.

Theo môi giới địa phương, đây là vùng giá rất cao tại địa phận huyện Nhà Bè. Bởi lẽ giá đất trung bình tại địa phương vào khoảng 30 - 45 triệu đồng mỗi mét vuông, chỉ có những nền đất diện tích nhỏ (50m2) thuộc hàng hiếm mới có giá bán trên 60 triệu đồng mỗi mét vuông.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Tạm nộp tiền sử dụng đất: Con dao hai lưỡi với chủ đầu tư

Những năm trở lại đây, tình trạng nhiều dự án nhà ở thương mại có quy mô lớn dù đã hoàn tất các thủ tục pháp lý như phê duyệt quy hoạch 1/500, phê duyệt tổng mặt bằng có giấy phép xây dựng, hoàn tất các thủ tục về phòng cháy chữa cháy, về môi trường, và thậm chí có nhiều dự án chủ đầu tư đã bàn giao nhà ở cho cư dân, bàn giao kết nối hạ tầng cho Nhà nước nhưng vẫn không được cấp chứng nhận quyền sử dụng.

Thậm chí, ngay cả khi cư dân đã vào sinh sống trong nhiều năm nhưng các căn hộ vẫn không thể được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng, quyền sở hữu nhà ở. Một trong lý do đó là việc vướng quy định “tạm nộp quyền sử dụng đất” trước đó.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Reatimes đã có cuộc phỏng vấn với luật sư Nguyễn Sơn Tùng, Giám đốc Điều hành của Legal United Law để làm rõ hơn vấn đề này...

Xem thông tin chi tiết tại đây

Trường học xanh - Mô hình giáo dục về cuộc sống bền vững

Chia sẻ tại Tọa đàm Cafe Xanh với chủ đề Trường học Xanh do Tạp chí điện tử Bất động sản Việt Nam và Capital House phối hợp tổ chức ngày 12/6, ông Đỗ Viết Chiến, Tổng Thư ký Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, nguyên Cục trưởng Cục Phát triển đô thị nhấn mạnh: "Muốn có con người xanh, phải có đô thị xanh.

Muốn đô thị xanh phải có nhiều công trình xanh mà trong đó là trường học xanh. Đối với một trường học hiện nay, đó là môi trường giao tiếp, gắn kết cộng đồng, là nơi con em đến học. Trường học là môi trường mà các phụ huynh đến và giao tiếp. Bởi nhiều khu chung cư, đô thị, ngày hôm nay là làng xóm nhưng khi đô thị hóa tràn qua thì mối quan hệ giữa con người ngày càng xa cách.

Thậm chí trong một khu chung cư, cùng một tầng, nhà bên cạnh không biết hàng xóm của mình là ai. Theo đó, các giá trị văn hoá truyền thống cũng bị mai một dần. Giải pháp khôi phục giữ gìn truyền thống văn hoá chính là trường học xanh - nơi giao tiếp, gắn bó con người với nhau".

Xem thông tin chi tiết tại đây

Tham vấn ý kiến cần sửa đổi, bổ sung dự án luật về môi trường, đất đai

Chiều 12/6, tại Hà Nội, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Báo Đại biểu Nhân dân phối hợp tổ chức Hội thảo “Tham vấn ý kiến Đại biểu Quốc hội về một số định hướng lớn cần sửa đổi bổ sung trong dự án Luật sửa đổi, bổ sung Luật Bảo vệ môi trường và dự án Luật sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai” với sự tham dự của các Đại biểu Quốc hội, các nhà quản lý và hoạch định chính sách.

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)

Phát biểu khai mạc hội thảo, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà cho biết chiều 11/6, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2020, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2019.

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo vệ môi trường và Luật Đất đai sẽ được Chính phủ trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp tháng 5/2020 và dự kiến thông qua tại Kỳ họp tháng 10/2020.

Tại Hội thảo này, Bộ Tài nguyên và Môi trường mong muốn các đại biểu Quốc hội đưa ra gợi ý, định hướng để đề xuất sửa đổi bổ sung Luật Bảo vệ môi trường và Luật Đất đai.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Sau hàng loạt sai phạm, Tổng Giám đốc Sargi Lê Tấn Hùng bị đình chỉ công tác

Chiều 12/6, UBND TP.HCM đã tổ chức buổi công bố quyết định đình chỉ công tác tổng giám đốc Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn TNHH một thành viên (SAGRI) đối với ông Lê Tấn Hùng.

Quyết định trên được thực hiện chỉ đạo của Ban thường vụ Thành ủy TP.HCM. Trong quyết định do Phó Chủ tịch thường trực UBND TP.HCM Lê Thanh Liêm ký nêu rõ:

"Đình chỉ công tác đối với ông Lê Tấn Hùng, thành viên không chuyên trách Hội đồng thành viên, tổng giám đốc Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn TNHH một thành viên, đã có các sai phạm được Thanh tra TP, Kiểm toán Nhà nước và Chủ tịch UBND TP kết luận đã thể hiện vi phạm pháp luật kéo dài, thiếu trách nhiệm khắc phục hậu quả, không đủ phẩm chất để tiếp tục lãnh đạo, điều hành Tổng công ty".

Ngoài ra, Sở Nội vụ TP.HCM sẽ sớm báo cáo Thường trực UBND thành phố và đề xuất phương án nhân sự mới cho Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn trong thời gian sớm nhất.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Thương hiệu dẫn đầu

Lên đầu trang
Top