Aa

Giá đất khắp nơi tăng cao, đâu là nguyên nhân "đốt nóng" thị trường?

Thứ Sáu, 26/04/2019 - 14:01

Giá đất khắp nơi tăng cao, đâu là nguyên nhân "đốt nóng" thị trường?; Sắp diễn ra Ngày hội Môi giới Bất động sản Việt Nam 2019... là những thông tin được quan tâm trong 24h qua.

Giá đất khắp nơi tăng cao, vậy đâu là nguyên nhân đang "đốt nóng" thị trường?

Thị trường bất động sản (BĐS) TPHCM những tháng đầu năm 2019 vẫn có quá ít dự án mới được công bố ra thị trường. Trong khi đó theo các chuyên gia, trong thời gian tới vẫn chưa có dấu hiệu gì sáng sủa hơn khi thủ tục đầu tư dự án vẫn còn quá nhiều khó khăn.

Nguồn cung nhà ở tại TPHCM đang khan hiếm, việc nhiều doanh nghiệp địa ốc lớn đang "kéo" khách hàng về các tỉnh khác là điều hiển nhiên. Trong đó, các nhà đầu tư đều cho biết nhu cầu thật tại nhiều địa phương xa vẫn rất cao, do vậy mặt bằng giá bán đất nền cũng tăng mạnh trong khi số lượng dự án không nhiều.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Chủ tịch VNREA Nguyễn Trần Nam: 7 giải pháp tạo sức bật cho bất động sản công nghiệp

Tại diễn đàn Bất động sản Công nghiệp Việt Nam 2019, Vụ quản lý các khu kinh tế (Bộ Kế hoạch - Đầu tư) cho biết, đến hết năm 2018, cả nước có 326 khu công nghiệp, khu chế xuất được thành lập với tổng diện tích hơn 95,6 nghìn ha. Trong đó, 251 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động với tổng diện tích hơn 66,2 nghìn ha. Tỷ lệ lấp đầy các khu công nghiệp đi vào hoạt động đạt 73,9%.

Về thu hút đầu tư vào khu công nghiệp, tính đến cuối năm 2018, cả nước có 8.060 dự án FDI (127,2 tỷ USD), vốn đầu tư thực hiện khoảng 73,7%. Bên cạnh các dự án FDI, cả nước có 7.311 dự án đầu tư trong nước (834,3 nghìn tỷ đồng), vốn thực hiện đạt khoảng 50,3%. Tổng doanh thu của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp đạt khoảng 200,6 tỷ USD; kim ngạch xuất khẩu đạt 127,7 tỷ USD (chiếm tỉ trọng 52,4% kim ngạch xuất khẩu của cả nước). Các khu công nghiệp đóng góp vào ngân sách nhà nước hơn 85,7 nghìn tỷ đồng, tạo việc làm cho 3,3 triệu lao động.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Tập đoàn TMS & "nước cờ" chinh phục doanh nghiệp ngoại

Năm 2014 đánh dấu sự ấm lại của thị trường bất động sản Việt Nam, đồng thời mở ra một giai đoạn mới của các doanh nghiệp địa ốc, thay vì “đơn phương độc mã” tự triển khai dự án, các doanh nghiệp địa ốc Việt đã tiến tới bắt tay với các nhà đầu tư nước ngoài để hợp tác cùng phát triển.

Đến năm 2018, xu hướng này càng phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng. Giới chuyên gia cho rằng, đây là xu thế tất yếu khi doanh nghiệp địa ốc hướng tới phát triển các “siêu dự án”, đòi hỏi nguồn vốn lớn, kinh nghiệm cao. Hơn hết, động thái này mở ra sức hút đối với nhóm khách hàng nước ngoài đặt chân vào thị phần bất động sản Việt Nam.

Năm 2019, xu hướng bắt tay với doanh nghiệp ngoại được đánh giá sẽ còn phát triển mạnh mẽ hơn nữa. Tuy nhiên, thay vì chờ đợi, một hướng đi hiệu quả đã được doanh nghiệp Việt triển khai, đó chính là cuộc chinh phục, chủ động sang nước ngoài tìm kiếm sự hợp tác với các doanh nghiệp ngoại.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Sắp diễn ra Ngày hội Môi giới Bất động sản Việt Nam 2019

Sáng 25/4/2019, Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam đã tổ chức họp báo, công bố chương trình Ngày hội Môi giới Bất động sản Việt Nam 2019.

Được sự chỉ đạo và bảo trợ của Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, Ngày hội Môi giới Bất động sản Việt Nam 2019 được đăng cai tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh. Chương trình dự kiến được diễn ra trong hai ngày 28 và 29/6.

Phát biểu tại buổi họp báo, ông Nguyễn Văn Đính - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam cho biết: “Môi giới bất động sản ở Việt Nam ngày càng khẳng định vai trò to lớn và quan trọng trong việc phát triển kinh tế Việt Nam nói chung và thị trường bất động sản nói riêng. Họ đã làm tốt nhiệm vụ kết nối cung - cầu, định hướng giúp các nhà phát triển dự án bất động sản tạo thị trường mới, sản phẩm mới phù hợp với xu thế và nhu cầu”.

Ông Đính cho biết, hàng năm, môi giới bất động sản ở Việt Nam đã kết nối thành công hàng vạn sản phẩm từ các đơn vị phát triển bất động sản đến người tiêu dùng (năm 2018 cả nước có trên 100.000 giao dịch thành công). Do vậy, những nhà môi giới bất động sản Việt Nam rất xứng đáng được tôn trọng, được vinh danh.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Tranh chấp quỹ bảo trì: Bộ Xây dựng sẽ đề xuất thêm 2 mô hình quản lý quỹ

Ủy ban Pháp luật của Quốc hội đã tổ chức phiên giải trình việc quản lý kinh phí bảo trì nhà chung cư. Tại phiên giải trình, Bộ trưởng Phạm Hồng Hà cho biết qua tổng hợp số liệu của 40 địa phương, đến thời điểm ngày 31/3, có 11 địa phương còn tranh chấp, khiếu nại, trong đó chủ yếu xảy ra tại Hà Nội, TP. HCM.

Một nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng trên, theo Bộ trưởng Xây dựng, là do một số chủ đầu tư không đủ năng lực tài chính để thực hiện dự án, chỉ chú trọng đến thu lợi nhuận từ việc bán căn hộ mà chưa quan tâm thích đáng đến nghĩa vụ sau bán hàng. Vì thế họ không mở tài khoản riêng để quản lý kinh phí bảo trì phần sở hữu chung 2% mà đưa khoản tiền này phục vụ mục đích sản xuất kinh doanh của mình.

"Sau khi bán căn hộ thì nhiều chủ đầu tư tìm lý do để trì hoãn việc tổ chức hội nghị nhà chung cư bầu ban quản trị, hoặc khi thành lập được ban quản trị thì tìm cách thoái thác trong việc bàn giao khoản kinh phí bảo trì này cho ban quản trị. Thậm chí chấp nhận nộp phạt để trì hoãn, kéo dài thời gian phải bàn giao nhằm chiếm dụng khoản kinh phí bảo trì", Bộ trưởng nói.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top