Dùng hệ thống máy bơm
Hiện tại, TP.HCM đã bố trí khu đất rộng hơn 400m2 ở phường 22, quận Bình Thạnh, để lắp đặt máy bơm nước ngập từ đường Nguyễn Hữu Cảnh ra sông Sài Gòn. Được biết, hệ thống bơm có công suất đạt 96.000m3/h, cao hơn khoảng 30 lần so với máy bơm bình thường. Nếu thành công xóa ngập tại TP.HCM thì giải pháp này có thể nhân rộng tại các đô thị Việt Nam trong đó có Hà Nội.
Sử dụng một số vật liệu "hấp thụ" nước
Trong quá trình xây dựng các công trình tường chắn đất chống xói lở bảo vệ bờ sông, hồ và đê biển, hay các tuyến đường nhỏ, ngõ nhỏ thì việc sử dụng các vật liệu thấm hút nước như bê tông cốt sợi phi kim loại cũng là một trong những giải pháp chống ngập hiệu quả.
Học hỏi kinh nghiệm từ nước ngoài
Trên thế giới, nhiều quốc gia đã áp dụng những giải pháp iên tiến giúp kiểm soát ngập lụt hiệu quả.
Đường hầm " 2 trong 1" ở Malaysia
Đường hầm Stormwater Management and Road Tunnel (SMART) là công trình thoát lũ kiêm đường bộ ở thủ đô Kua Lumpur, Malaysia, có chiều dài 9,7km, rộng 13m này giúp dẫn nước lũ ra khỏi thành phố. Bên cạnh đó, đoạn giữa dài đường hầm dài 3 km đóng vai trò như đường cao tốc hai tầng, cho phép xe cộ qua lại khi trời không mưa.
Khi mưa nhẹ, đường hầm được đặt trong chế độ "mở bán phần" dẫn nước mưa chảy qua tầng dưới của phần đường cao tốc, các phương tiện vẫn có thể sử dụng tầng trên. Khi có bão lớn, đường hầm chuyển sang chế độ "mở toàn phần". Những cửa ngăn nước tự động mở cho dòng nước chảy qua và xe cộ bị cấm qua lại đường hầm.
Hệ thống cống ngầm khổng lồ ở Nhật
Mạng lưới cống ngầm Metropolitan Area Outer Underground Discharge Channel hiện nay là hệ thống thoát lũ dưới lòng đất lớn nhất thế giới, nằm ở độ sâu 50 m bên dưới một sân bóng đá và công viên trượt băng ở ngoại ô Tokyo, Nhật Bản. Chu trình vận hành của hệ thống này là nước lũ đổ được dẫn xuống lòng đất, chảy qua đường hầm trước khi đổ vào sông Edo. Các máy bơm có thể hút 200 tấn nước (tương đương một bể bơi 25 m) xuống sông Edo mỗi giây.