Vương quốc Anh là một trong những quốc gia có mật độ tắc đường cao nhất thế giới, với báo cáo 37,5 triệu xe lưu thông trên đường (Báo cáo của ATG Access năm 2018), 65% cư dân thành phố phàn nàn và thất vọng vì tắc nghẽn liên miên.
Báo cáo nghiên cứu “Thành phố thông minh: Biến giấc mơ thành hiện thực” của ATG đưa ra các giải pháp có thể thông qua việc áp dụng mô hình thành phố thông minh ở khía cạnh giao thông, tội phạm và ứng phó với sự cố khẩn cấp.
Nghiên cứu cũng đề cập đến các giải pháp hạn chế tình trạng tắc đường và nhận thấy, chỉ có mô hình thành phố thông minh mới có hiệu quả trong việc giải quyết lưu lượng giao thông và thời gian đi lại.
3/4 số những người được hỏi đều cho rằng, mong muốn các nhà chức trách triển khai đèn giao thông thông minh để đáp ứng thời gian thực lưu thông. 2/3 trả lời muốn chính quyền đẩy mạnh các biện pháp kiểm soát đèn giao thông trong giờ cao điểm. Như vậy, người dân thực sự mong muốn cơ sở hạ tầng đô thị được cải thiện.
Khi được hỏi về các phương pháp truyền thống để giảm lưu lượng giao thông, chỉ 37% câu trả lời rằng nên hạn chế đỗ xe trên đường, 40% muốn đi xe đạp và xe bus trong giờ cao điểm.
Tiếp tục câu hỏi nên đầu tư công vào các giải pháp thông minh nào. Thật bất ngờ, hơn một nửa (57%) người tham gia khảo sát cho rằng họ sẽ rất vui nếu như chính phủ dành một phần thuế đầu tư vào đèn giao thông thông minh.
Khái niệm giao thông thông minh là các biện pháp đáp ứng được lưu lượng giao thông hiện hành, từ đèn giao thông thông minh cho đến các hệ thống cột đèn có thể lập trình điều khiến giao thông. Việc này không chỉ có thể tiết kiệm kinh tế mà còn cải thiện được chất lượng không khí trong thành phố. Hơn nữa, đó cũng là một yếu tố vô cùng cần thiết trong mô hình của một thành phố thông minh “smart city”.