Aa

Hà Nội chuẩn bị xây dựng đường vành đai 3,5 đi qua quận Hà Đông, huyện Thanh Trì

Thứ Sáu, 21/06/2024 - 11:08

Dự án đường vành đai 3,5 được xây dựng sẽ kết nối Phú La – Văn Phú đến cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ với chi phi xây dựng 5.600 tỷ đồng.

Mới đây, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có báo cáo công khai về tác động môi trường của "dự án thành phần 2: đầu tư xây dựng đường vành đai 3,5 đoạn từ Phúc La – Văn Phú đến cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ".

Theo đó chủ đầu tư là Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng thành phố Hà Nội. Dự án được thi công với nguồn ngân sách 5.600 tỷ đồng từ ngân sách thành phố.

Địa điểm thực hiện trên địa phận huyện Thanh Trì, quận Hà Đông. Trong đó tuyến đường đi qua 3 phường của quận Hà Đông là phường Phú La, phường Phú Lương và phường Kiến Hưng. Đi qua 7 xã của huyện Thanh Trì là xã Hữu Hòa, xã Tả Thanh Oai, xã Vĩnh Quỳnh, xã Đại Áng, xã Ngọc Hồi, xã Ngũ Hiệp, xã Tứ Hiệp.

Hà Nội chuẩn bị xây dựng đường vành đai 3,5 đi qua quận Hà Đông, huyện Thanh Trì- Ảnh 1.

Đường Vành đai 3,5 là tuyến đường nằm giữa Vành đai 3 và Vành đai 4, có chiều dài 10,35km. Ảnh: IT.

Đường Vành đai 3,5 là tuyến đường nằm giữa Vành đai 3 và Vành đai 4. Theo quy hoạch, đây là trục giao thông xuyên qua khu dân cư hiện trạng và các khu đô thị mới của các quận nội thành với khả năng tạo động lực lớn cho việc việc phát triển thương mại, dịch vụ của thành phố Hà Nội.

Phạm vi của dự án có tổng chiều dài 10,35km. Điểm đầu tại Km0+000, đường Phúc La – Văn Phú, quận Hà Đông. Điểm cuối dự kiến tại Km10+340, cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ trên địa phận huyện Thanh Trì.

Việc đầu tư xây dựng tuyến đường Vành đai 3,5 trên địa bàn quận Hà Đông và huyện Tranh Trì sẽ đồng bộ hạ tầng giao thông, góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân và các khu đô thị mới dọc theo tuyến đường 3,5 trên địa bàn quận Hà Đông và huyện Tranh Trì, phục vụ việc lưu thông của dân cư trong và ngoài khu vực tuyến đường đường Vành đai 3,5.

Theo báo cáo tác động môi trường, dự án cần sử dụng quỹ đất khoảng 130ha. Trong đó có 48,5ha cần phải xin chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ về việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Đất giao thông là 16ha; đất sông ngồi kênh, rạch 4,3ha; đất nông nghiệp 57ha; đất nuôi trồng thủy sản 23ha; đất thổ cư hơn 13ha; đất cơ quan 2,7ha; đất nghĩa trang 0,8ha; đất khác chưa sử dụng là 13ha.

Về quy mô của sự án được đầu tư thiết kế với quy mô đường trục chính đô thị theo quy chuẩn QCVN 07-4:2016/BXD vận tốc 80km/h, yếu tố hình học đảm bảo tốc độ thiết kế 80 km/h. Về quy mô mặt cắt ngang từ 60m đến 80m.

Đối với cơ cấu mặt cắt ngang 60m cụ thể bao gồm 6 làn xe cơ giới chính, 1 dải pân cách giữa, 2 dải phân cạc bên, 4 dải an toàn, làn xe song hành, 2 vỉa hè.

Đối với cơ cấu mặt cắt ngang 80m cụ thể bao gồm 6 làn xe cơ giới chính, 1 dải phân cách giữa, 2 dải phân cách bên, 4 dải an toàn, 3 làn xe hỗn hợp và thô sơ, 2 vỉa hè.

Trên tuyến đường đi qua bố trí 6 cầu gồm cầu sông Nhuệ, cầu Hòa Bình, cầu Tô Lịch, cầu vượt Đường sắt, cầu vượt QL.1A, cầu vượt nút giao Pháp Vân – Cầu Giẽ. Với thiết kế mặt cắt phù hợp với tuyết đường.

Theo đó, tuyến đường cũng có các nút giao chính như nút giao Văn Khê (Km0); Nút giao đường trục phía Nam vượt đường sắt (Km1+757,80); Nút giao đường sắt hiện hữu (Km5+857,55); Nút giao QL.1A (Km 9+147,75) và Nút giao cao tốc Pháp Vân Cầu Giẽ (Km 10+324,36).

Đối với khu vực kết nối dân sinh được đảm bảo độ dốc < 10% để đảm bảo thuận tiện cho các phương tiện lưu thông và hạn chế khối lượng đào bỏ đường hiện tại./.

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top