Aa

Bất động sản 24h: Hải Phòng chỉ điểm những khu vực đang bị thổi giá, tạo sốt ảo

Thứ Tư, 12/05/2021 - 10:30

Hải Phòng chỉ điểm những khu vực đang bị cá nhân và doanh nghiệp BĐS thổi giá, tạo cơn sốt đất ảo để kiếm tiền; Làn sóng ồ ạt kêu gọi đầu tư về thị trường địa phương... là những thông tin được quan tâm trong 24h qua

Hải Phòng chỉ điểm những khu vực đang bị cá nhân và doanh nghiệp BĐS thổi giá, tạo cơn sốt đất ảo để kiếm tiền

UBND thành phố Hải Phòng vừa ban hành văn bản số 13 về việc tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn thành phố Hải Phòng. Theo đó, thành phố cho biết trong thời gian gần đây, trên địa bàn thành phố xuất hiện nhiều giao dịch về đất đai, có hiện tượng làm giá, mua đi bán lại nhiều lần tại cùng một thửa đất, một vị trí khiến giá giao dịch trở nên cao bất thường, điển hình là  tại các quận, huyện: Dương Kinh, Hải An, Thủy Nguyên, An Dương, An Lão, Kiến Thụy… 

bất động sản hải phòng

Nhà đầu tư trong lĩnh vực này khá đa dạng, gồm nhiều đối tượng tham gia, có cả cá nhân và doanh nghiệp không chuyên trong lĩnh vực bất động sản. Đây là hoạt động "làm thị trường" để tạo "sốt đất" của một nhóm nhà đầu tư có tổ chức, có kịch bản đã chuẩn bị sẵn, hoạt động bài bản, lợi dụng các thông tin về quy hoạch nhằm tạo "cơn sốt đất ảo" để kiếm lời.

Tình trạng này kéo theo nhiều hệ lụy cho xã hội gây mất cân bằng thị trường, gây khó khăn cho công tác quản lý, ảnh hưởng xấu đến môi trường đầu tư trên địa bàn thành phố đồng thời kéo theo các tiêu cực như mất an ninh trật tự, tín dụng đen…

Xem thông tin chi tiết tại đây

Tiêu chuẩn quốc gia về xếp hạng biệt thự du lịch

Mới đây, Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành quyết định công bố tiêu chuẩn quốc gia về xếp hạng biệt thự du lịch (TCVN 7795:2021).

Cụ thể, tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu đối với việc xếp hạng biệt thự du lịch (biệt thự) và không áp dụng để xếp hạng các loại cơ sở lưu trú du lịch khác, đồng thời có thể được tham khảo khi thiết kế xây dựng mới, cải tạo nâng cấp biệt thự.

Căn cứ mức độ đáp ứng các tiêu chí chất lượng, biệt thự du lịch được xếp theo 5 hạng: 1 sao, 2 sao, 3 sao, 4 sao và 5 sao.

Trong đó, Quyết định nêu rõ yêu cầu chung đối với các biệt thự du lịch là số lượng, chất lượng dịch vụ và mức độ phục vụ phù hợp với từng hạng tương ứng.

Về vị trí, kiến trúc, các biệt thự phải được tiếp cận thuận lợi; môi trường vệ sinh, an toàn; vật liệu xây dựng chất lượng tốt; có sân vườn; cây xanh ở nơi công cộng; diện tích sân vườn, cây xanh, cảnh quan, giao thông, công trình phụ trợ ngoài nhà (nếu có) đạt tối thiểu 40% diện tích khuôn viên đất xây dựng biệt thự; đường vào bảo đảm cho người khuyết tật tiếp cận sử dụng; thiết kế kiến trúc phù hợp với cảnh quan môi trường và yêu cầu kinh doanh lưu trú; các khu chức năng được bố trí hợp lý, thuận tiện; nội, ngoại thất được thiết kế, bài trí, trang trí hợp lý, hài hòa.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Làn sóng ồ ạt kêu gọi đầu tư về thị trường địa phương: Cần chọn mặt gửi vàng thế nào?

Từ đầu năm 2021, nhiều tỉnh thành đã tập trung thu hút đầu tư vào các lĩnh vực có thế mạnh của địa phương như bất động sản nghỉ dưỡng, khu công nghiệp, đô thị… số vốn kêu gọi lên tới hàng nghìn tỷ đồng.

Trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của mỗi địa phương, nếu không thu hút đầu tư thì khó có thể thực hiện được. Bởi vậy, ngay từ đầu năm 2021, dù diễn biến dịch bệnh Covid-19 phức tạp xong việc phê duyệt quy hoạch các dự án vẫn được các địa phương triển khai rầm rộ.

Đơn cử, UBND tỉnh Phú Thọ vừa có quyết định phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư dự án Khu đô thị mới Đông Nam, TP. Việt Trì. Theo đó, dự án có sơ bộ chi phí thực hiện (không bao gồm chi phí GPMB) hơn 4.679 tỷ đồng. Sơ bộ chi phí GPMB khoảng hơn 176 tỷ đồng. Dự án sẽ lựa chọn nhà đầu tư theo hình thức chỉ định thầu.

Tại Bắc Giang, UBND tỉnh có quyết định phê duyệt Nhiệm vụ Quy hoạch chi tiết 1/500 xây dựng Khu đô thị số 11, 12 thuộc phân khu số 2, TP. Bắc Giang. Khu vực nghiên cứu lập quy hoạch có diện tích khoảng 66 ha. Các hạng mục chính gồm: Công trình nhà ở; công trình dịch vụ xã hội, thương mại dịch vụ, công viên cây xanh, vui chơi giải trí…; xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật (đường giao thông, cấp điện, cấp thoát nước…). Kinh phí, nguồn vốn thực hiện lập quy hoạch bằng vốn tài trợ của doanh nghiệp.

Tại Hà Tĩnh, UBND tỉnh cũng có quyết định phê duyệt Đồ án quy hoạch chi tiết 1/500 xây dựng Trung tâm logistics tại Khu kinh tế Vũng Áng. Cơ cấu sử dụng đất cụ thể: Đất xây dựng khi logistics (67,66ha); đất xây dựng khu quản lý điều hành và dịch vụ phụ trợ (7,05ha); đất dịch vụ lưu trú (2,37ha); đất cây xanh (14,31ha)...

Xem thông tin chi tiết tại đây

Hà Nội: “Xóm Lều“ – Nơi cùng cực của người dân sống trong KĐT mới Thịnh Liệt bỏ hoang gần 20 năm

Hiện nay trên địa bàn Hà Nội còn nhiều dự án “ôm đất” cả chục năm trời không triển khai, để cỏ mọc, mất mỹ quan, lãng phí. Nhiều dự án thậm chí còn liên tiếp được điều chỉnh quy hoạch, gia hạn tiến độ thực hiện dự án nhằm tạo điều kiện cho nhà đầu tư thoát cảnh bị thu hồi dự án.

Theo quyết định phê duyệt của thành phố, khu vực phường Thịnh Liệt, Hoàng Văn Thụ, Tương Mai (quận Hoàng Mai, Hà Nội) sẽ hình thành một Khu đô thị mới Thịnh Liệt ổn định, đồng bộ cả về hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, đảm bảo cho sự phát triển ổn định, bền vững và thực hiện Chương trình Phát triển nhà ở của Thành uỷ và UBND TP. Hà Nội. Đồng thời, khai thác có hiệu quả quỹ đất đô thị, tăng thêm quỹ nhà phục vụ nhu cầu đồng bộ về nhà ở cho người dân Thủ đô, quỹ nhà di dân giải phóng mặt bằng, quỹ nhà cho cán bộ viên chức, đồng thời tạo môi trường sống thích hợp cho dân cư hiện có trong khu vực.

Người dân chia sẻ, chủ trương đầu tư phát triển đô thị theo hướng đồng bộ là hoàn toàn đúng đắn và được nhân dân đồng tình ủng hộ, đặc biệt là ở vùng đất rốn lũ như Hoàng Mai.

khu đô thị Thịnh Liệt

Thế nhưng, trái với sự kỳ vọng ấy, dự án Khu đô thị mới Thịnh Liệt do Công ty TNHH MTV nhà ở và đô thị Licogi - thuộc Tổng công ty Xây dựng và Phát triển hạ tầng (Tổng công ty Licogi) làm chủ đầu tư gần 20 năm qua vẫn chỉ là bãi đất trống hoang hóa, nhếch nhác, là nơi chăn thả trâu bò… Không những thế, dự án này còn làm “đảo lộn” cuộc sống, mất kế sinh nhai của nhiều người dân tại phường Thịnh Liệt, Hoàng Văn Thụ, Tương Mai (quận Hoàng Mai).

Ghi nhận của PV tại Khu đô thị mới Thịnh Liệt, phía ngoài dự án được chủ đầu tư quây tôn xung quanh, các lối mở tự phát vào dự án được lập chốt bảo vệ. Cạnh đó, một phần diện tích đất của dự án đang bị sử dụng sai mục đích. Nếu quan sát từ con phố Tân Mai có thể thấy rõ, khi dưới tấm biển treo bản đồ quy hoạch Khu đô thị mới Thịnh Liệt là những sân bóng đá, bãi xe, nhà xưởng… đang nằm trong quy hoạch dự án và đã được cho thuê để thu lời, khiến khu vực này nhếch nhác, mất mỹ quan.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Thị trường bất động sản sẽ xuất hiện lớp nhà đầu tư F0 mới

“Cơn sốt” vừa rồi, nhiều nhà đầu tư F0 đã phải trả giá cho việc đầu tư tràn lan, thiếu kiến thức về thị trường, mua phải đất đai không giấy tờ, “giá trên giời”, nên bị “mắc cạn”. Không ít người trong số này sẽ rút khỏi thị trường. Tuy nhiên, đồng thời cũng sẽ xuất hiện lực lượng F0 mới.

"Qua “cơn sốt” vừa rồi, nhiều nhà đầu tư F0 đã phải trả giá cho việc đầu tư tràn lan, thiếu kiến thức về thị trường, mua phải đất đai không giấy tờ, “giá trên giời”, nên bị “mắc cạn”. Bởi vậy, không ít người trong số này sẽ rút khỏi thị trường.

Tuy nhiên, đồng thời cũng sẽ xuất hiện lực lượng F0 mới, không chỉ ở trong nước mà cả Việt Kiều, thậm chí dòng vốn FDI cũng chuyển về Việt Nam tìm kiếm cơ hội đầu tư. Do kinh tế Việt Nam tăng trưởng thực chất; đầu tư vào hạ tầng, đô thị, công nghiệp… ở Việt Nam đang mạnh hơn so với nhiều nước khác.

Lượng F0 mới này cũng sẽ rút kinh nghiệm từ bài học của F0 đi trước, đa phần sẽ tìm hiểu, cân nhắc kỹ từng phân khúc, từng khu vực trước khi xuống tiền", TS. Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam nhận định. 

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top