Ngân hàng "liều mạng" với "mật ngọt tín dụng" BOT
Đến cuối tháng 12/2016 đã có 20 tổ chức cấp tín dụng cho các dự án BOT, BT giao thông với tổng hạn mức 163.097 tỉ đồng, tổng số dư tín dụng 84.235 tỉ đồng (chiếm hơn 2/3 tín dụng cấp cho lĩnh vực giao thông). 91% dư nợ trong số đó thuộc về 4 ngân hàng: BIDV, Vietcombank, VietinBank và SHB.
Cuộc chơi trên sân BOT và BT không phải ngân hàng nào cũng có điều kiện tham gia và cũng không phải là đặc quyền cho tất cả.
Một phần không nhỏ trong xã hội vẫn cho rằng, lo lắng cho tín dụng các dự án BOT (xây dựng - khai thác - chuyển giao), BT (Xây dựng - chuyển giao) chắc không phải việc thừa. Bởi nghi vấn về cơ chế, chỉ định vay hay lợi ích nhóm giữa nhiều bên liên quan để khai thác mỏ vàng tín dụng vẫn còn đó.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Thanh tra Chính phủ công bố nhiều sai phạm tại dự án Khu công nghệ cao TP.HCM
Khu Công nghệ cao (CNC) TP.HCM tiền thân là Khu công nghiệp CNC, được thành lập theo Quyết định số 145/2002/QĐ-TTg ngày 24.10.2002 của Thủ tướng. Đến ngày 18/4/2007, Thủ tướng ban hành QĐ 458/QĐ-TTg phê duyệt quy hoạch tổng thể Khu CNC, với tổng diện tích 913 ha, trong đó có 112 ha đất công (giao thông, sông rạch...) và 801 ha đất phải kiểm kê, thu hồi từ các cá nhân, hộ dân và đơn vị, trải trên 5 phường của Quận 9.
Liên tục trong những năm qua, nhiều hộ dân Quận 9 đã gửi hàng trăm đơn khiếu nại, tố cáo về nhiều khuất tất, sai phạm liên quan đến việc triển khai Khu CNC. Trong đó, vấn đề người dân bức xúc nhất là việc UBND TP đã ban hành các QĐ thu hồi đất của dân để xây dựng Khu CNC là vượt quá thẩm quyền, trái pháp luật và "chạy" Luật Đất đai. Tố cáo này, Thanh tra Chính phủ cho rằng là có cơ sở.
Theo Ông Nguyễn Phạm Hải, trưởng đoàn thanh tra cho hay, TTCP vào cuộc thanh tra dự án khu công nghệ cao (KCNC) theo đơn tố cáo của nhóm 41 hộ dân với 10 nội dung liên quan, sau đó được TTCP tổng hợp thành 3 nội dung tố cáo Chủ tịch UBND TP.HCM (giai đoạn ông Lê Thanh Hải làm chủ tịch).
Xem thông tin chi tiết tại đây
Phát triển Công trình Xanh là xu hướng tất yếu trong bối cảnh biến đổi khí hậu ở Việt Nam
Sáng 09/09/2017, Hội thảo Phát triển Công trình Xanh trong bối cảnh biến đổi khí hậu ở Việt Nam đã chính thức diễn ra tại khách sạn Sài Gòn Prince (Quận 1, TP.HCM) với sự tham dự của các bộ, ban ngành, nhiều chuyên gia hàng đầu cũng như đông đảo các doanh nghiệp ngành xây dựng.
Những năm qua, Bộ Xây dựng, Hiệp hội BĐS Việt Nam và các tổ chức hỗ trợ quốc tế như IFC-WB, USAID… đã có nhiều hoạt động thiết thực và cũng đạt được những kết quả rõ rệt trong tăng trưởng xanh, ứng phó biến đổi khí hậu ở nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên, trong lĩnh vực xây dựng và bất động sản, số lượng căn hộ được thiết kế xanh, được cấp chứng chỉ căn hộ xanh…còn rất hạn chế ở Việt Nam.
Để thúc đẩy phát triển Công trình Xanh, được sự đồng ý của Bộ Xây dựng, Hiệp hội bất động sản Việt Nam chủ trì triển khai Chương trình Phát triển Công trình Xanh và bền vững trong 5 năm (2017-2022). Hội thảo Phát triển Công trình Xanh trong bối cảnh biến đổi khí hậu ở Việt Nam là một phần của việc thực hiện kế hoạch hoạt động của chương trình này với mục tiêu nhằm thu hút các doanh nghiệp trong lĩnh vực BĐS phát triển các Công trình Xanh trên phạm vi toàn quốc hướng tới góp phần tạo lập nền tảng cơ bản cho việc hình thành một thị trường BĐS xanh của Việt Nam.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Quy định mới về xác định giá trị quyền sử dụng đất từ 15/9
Theo Thông tư số 80/2017/TT-BTC vừa được ban hành, UBND cấp tỉnh có trách nhiệm xem xét từng trường hợp cụ thể để quyết định việc trả lại giá trị còn lại của tài sản gắn liền với đất đối với các trường hợp nhà nước thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai quy định tại điểm c và điểm g khoản 1 Điều 64 Luật Đất đai.
Việc xác định giá trị còn lại của tài sản gắn liền với đất để hoàn trả cho chủ sở hữu tài sản quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện tại thời điểm nhà nước thu hồi đất. Giá trị còn lại của tài sản gắn liền với đất quy định tại khoản 2 Điều này là tổng giá trị còn lại của từng tài sản gắn liền với đất thu hồi.
Xem thông tin chi tiết tại đây
"Đắng lòng" với khu tái định cư nghìn tỷ đẹp lung linh nhưng vắng bóng người tại TP.HCM
Từ năm 2010 đến nay với chủ trương phát triển đô thị, chỉnh trang bộ mặt thành phố, chính quyền địa phương đã chủ trương đầu tư hai khu tái định cư với quy mô hơn 10.000 căn hộ là Vĩng Lôc B (huyện Bình Chánh) và Bình Khánh (quận 2). Ngay như khu tái định cư Bình Khánh đã được bàn giao cho cư dân thuộc diện di dời giải tỏa trên nhiều quận, huyện nhưng vắng bóng người dọn đến sinh sống.
Đáng nói hơn, được đầu tư khá chỉnh chu với hệ thống giao thông, tiện ích nội ngoại khu rất đầy đủ, nhưng từ năm 2010 đến nay khu tái định cư Vĩnh Lộc B lại trở thành một trong những "điểm đen" về tệ nạn xã hội. Bởi, hầu hết các căn hộ tại đây không có người ở, đang trở thành một bãi rác khổng lồ và là nơi cư ngụ của các đối tượng nghiện hút, mại dâm...
Xem thông tin chi tiết tại đây