Aa

Khi chủ đầu tư “xí phần” đất làm dự án rồi để đó

Thứ Năm, 14/09/2017 - 14:01

"Câu" doanh nghiệp ngoại đổ tiền vào BĐS Việt NamKhi chủ đầu tư “xí phần” đất làm dự án rồi để đó; Thị trường BĐS vẫn trong chu kỳ phát triển ổn định; “Đòn bẩy” nào giúp thị trường BĐS bứt phá những tháng cuối năm?; Condotel - đối thủ “đáng gờm” của phân khúc khách sạn;… là những tin tức nổi bật về BĐS 24 giờ qua.

Khi chủ đầu tư “xí phần” đất làm dự án rồi để đó

Tại buổi họp tình hình kinh tế - xã hội 8 tháng đầu năm tại UBND TP.HCM đầu tuần qua, lãnh đạo của UBND huyện Nhà Bè báo cáo trước Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thanh Phong rằng, đến năm 2020, huyện này không còn đất nông nghiệp, hầu hết đất đã có quy hoạch là khu đô thị, khu dân cư.

Với phát biểu này, nhiều người cho rằng, phần lớn diện tích đất phi nông nghiệp ở địa phương này đã có chủ và được triển khai thành các khu đô thị, khu dân cư hiện đại, nhưng theo tìm hiểu của phóng viên lại không hoàn toàn như vậy.

Cụ thể, tại đường Nguyễn Văn Linh, huyện Nhà Bè, một khu đất rộng hàng chục héc-ta đã bị bỏ hoang 15 năm nay cho cỏ mọc. Đây là khu đất thuộc dự án nhà ở cho cán bộ công nhân viên ngành quốc phòng mang tên Thái Sơn 2, do Tổng công ty Thái Sơn làm chủ đầu tư. Được biết, dự án này đã được chủ đầu tư lên quy hoạch 1/500, đã bán tới gần 70% nền đất cho khách hàng, nhưng không xây dựng dự án.

Dự án Thạnh Mỹ Lợi tại quận 2 (TP.HCM) được doanh nghiệp “xí phần” từ những năm 90 và để cho cỏ mọc tới hiện nay. Ảnh: Gia Huy.

Dự án Thạnh Mỹ Lợi tại quận 2 (TP.HCM) được doanh nghiệp “xí phần” từ những năm 90 và để cho cỏ mọc tới hiện nay. Ảnh: Gia Huy.

Cũng tại huyện Nhà Bè, một dự án san lấp bài bản với vị trí đẹp trên mặt đường Lê Văn Lương rộng hơn 10 ha do Công ty Sadeco làm chủ cũng đã bỏ hoang cả chục năm nay. Công ty này đã xin UBND TP.HCM để làm dự án nhà ở thương mại bán cho người dân, nhưng giờ vẫn chưa triển khai.

Một dự án rộng khoảng 300 ha của Tập đoàn GS (Hàn Quốc) nằm dọc đường Nguyễn Hữu Thọ, được bao bọc bởi một hàng rào khá kiên cố, nhưng mấy năm nay án binh bất động, dù gần như đã san lấp gọn gàng.

Xem chi tiết tại đây.

"Câu" doanh nghiệp ngoại đổ tiền vào BĐS Việt Nam

Kể từ khi Luật Kinh doanh BĐS sửa đổi cho phép người nước ngoài và Việt kiều sở hữu BĐS, các nhà đầu tư đã mang sự quan tâm quay trở lại thị trường Việt Nam, khiến niềm tin về thị trường tăng lên đáng kể. 

Cũng chính vì lý do đó mà thị trường BĐS Việt Nam đang trở nên cạnh tranh hơn bao giờ hết giữa các công ty trong nước và các tập đoàn nước ngoài trong việc sở hữu các dự án đẹp và các khoản đầu tư tốt nhất. 

Niềm tin về thị trường bất động sản Việt Nam trong mắt các nhà đầu tư ngoại đã tăng lên đáng kể.

Niềm tin về thị trường BĐS Việt Nam trong mắt các nhà đầu tư ngoại đã tăng lên đáng kể.

Tuy nhiên, đầu tư BĐS ở Việt Nam luôn đi kèm với những thách thức. Cụ thể, đối với các dự án nhà ở và thương mại, các nhà đầu tư nước ngoài thường tìm kiếm những khu đất “sạch” như: hoàn thành thủ tục bồi thường, giải phóng mặt bằng, hoàn tất thanh toán chi phí sử dụng đất, có quyền sử dụng đất, và kế hoạch phát triển tốt.

Tuy nhiên, những dự án như trên rất hiếm, bởi lẽ thị trường BĐS Việt Nam vẫn còn non trẻ. Bên cạnh đó, thị trường BĐS Việt Nam vẫn còn bị kiểm soát chặt chẽ, các dự án có tiềm năng phát triển tốt khá khan hiếm. Khả năng tiếp cận đến các dự án tốt tương đối hạn chế. Do đó, hầu hết các nhà đầu tư nước ngoài thường tìm đến sự hỗ trợ của các đơn vị tư vấn chuyên nghiệp để có thể gia nhập vào thị trường.

Xem chi tiết tại đây.

“Đòn bẩy” nào giúp thị trường BĐS bứt phá những tháng cuối năm?

Trái với dự đoán của nhiều đơn vị khi cho rằng thị trường BĐS sẽ khó khăn trong năm 2017, trải qua hơn nửa năm, thị trường dù có nhiều biến động, nhưng vẫn thể hiện xu hướng phát triển bền vững. 

Theo thống kê từ Bộ Xây dựng, trong 6 tháng đầu năm có 8.200 doanh nghiệp xây dựng mới được thành lập, số lượng doanh nghiệp thuộc khối kinh doanh BĐS là 2.300 doanh nghiệp. Như vậy, mỗi ngày có đến 13 doanh nghiệp thuộc lĩnh vực kinh doanh BĐS được thành lập mới.

Mỹ đã vượt qua Singapore đứng đầu trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào TP.HCM.

Mỹ đã vượt qua Singapore đứng đầu trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào TP.HCM.

Riêng ở TP.HCM, báo cáo kinh tế 8 tháng đầu năm 2017 của Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM cho biết, trong 8 tháng qua, TP.HCM có 26.614 doanh nghiệp thành lập mới. Trong đó, doanh nghiệp kinh doanh BĐS chiếm tỷ lệ cao nhất với 41,4%, số vốn đăng ký lên tới 148.396 tỷ đồng.

Cùng với số lượng doanh nghiệp gia tăng mạnh mẽ, thị trường BĐS nửa đầu năm cũng chứng kiến dòng vốn ngoại đang ồ ạt đổ về. 

Theo PGS.TS. Trần Kim Chung, thị trường BĐS 6 tháng đầu năm cũng như 6 tháng cuối năm có xu thế tổng quát là phát triển ổn định, bền vững. Có một số phân mảng sôi động như nhà giá thấp, condotel, office-tel, timeshare, nhà diện tích nhỏ, khu du lịch nghỉ dưỡng... nhìn chung trên bình diện tổng thể là ổn định. 

Xem chi tiết tại đây.

Thị trường BĐS vẫn trong chu kỳ phát triển ổn định

Theo HoREA, thị trường địa ốc TP.HCM trong giai đoạn 2006 - 2015 mặc dù đã trải qua những giai đoạn thăng trầm, nhưng sau mỗi giai đoạn 5 năm, thì quy mô thị trường có tốc độ tăng trưởng gần gấp đôi. Cụ thể, trong giai đoạn 2006 - 2010, tốc độ tăng trưởng là 0,9 lần, nhưng trong giai đoạn 2011 - 2015, tốc độ tăng trưởng đạt 1,6 lần, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, giữ được vai trò đầu tàu của nền kinh tế cả nước.

Năm 2016 và 8 tháng đầu năm 2017, thị trường BĐS đã có dấu hiệu chững lại, nhất là trong phân khúc căn hộ BĐS cao cấp từ 3 phòng ngủ trở lên và BĐS du lịch nghỉ dưỡng, nhưng nhìn toàn cục, thị trường vẫn giữ được sự phát triển tương đối ổn định.

TP.HCM đang thiếu nguồn cung nhà ở giá rẻ cho người thu nhập thấp. Ảnh: Lê Toàn.

TP.HCM đang thiếu nguồn cung nhà ở giá rẻ cho người thu nhập thấp. Ảnh: Lê Toàn.

Trong giai đoạn 2016 - 2020, dự báo thị trường BĐS sẽ vẫn tiếp tục giữ được đà phục hồi và tăng trưởng cơ bản ổn định, không có biến động lớn.

Lý do là giai đoạn này sẽ có sự tái cấu trúc mạnh mẽ, tái cơ cấu sản phẩm để giải quyết hiện tượng lệch pha cung - cầu đang thiên về phân khúc BĐS cao cấp, BĐS du lịch nghỉ dưỡng cao cấp, chuyển mạnh sang phân khúc nhà ở vừa túi tiền, đang có nhu cầu rất lớn.

Ngoài ra, tín dụng cũng sẽ được kiểm soát chặt chẽ để khắc phục hiện tượng lệch pha dòng tiền, tín dụng vào một số doanh nghiệp lớn.

Xem chi tiết tại đây.

Condotel - đối thủ “đáng gờm” của phân khúc khách sạn

Việc đẩy mạnh đầu tư về cơ sở hạ tầng không chỉ phục vụ cho APEC mà còn cho ngành du lịch của TP nói chung. Sự nổ lực trong việc quảng bá hình ảnh du lịch Đà Nẵng đã giúp cho tăng trưởng ấn tượng về lượt khách trong những năm qua. Đà Nẵng trở thành điểm đến du lịch mới kéo theo sự phát triển ấn tượng về nguồn cung khách sạn.

Hạ tầng không đáp ứng kịp sẽ dẫn đến phát triển không bền vững.

Hạ tầng không đáp ứng kịp sẽ dẫn đến phát triển không bền vững.

Trong 5 năm qua, tốc độ tăng trưởng bình quân lượng du khách và nguồn cung khách sạn 3-5 sao là tương đối xấp xỉ. Trong những năm tới, theo dự báo cẩn trọng của TP và kế hoạch phát triển của các dự án, cả nguồn cung 3-5 sao và nguồn cầu đều tăng trưởng khá đồng đều. Sự góp mặt của loại hình mới – condotel tạo thêm nhiều áp lực cho khối khách sạn. Việc giữ vững kết quả kinh doanh sẽ là thách thức lớn cho các chủ đầu tư BĐS nghỉ dưỡng nói chung.

Sự sáng tạo trong phát triển du lịch từ phía chính quyền là cần thiết, góp phần cho sự ổn định của thị trường. Về phía chủ đầu tư, xem xét cẩn trọng loại hình đầu tư cũng như chiến lược đầu tư trong dài hạn sẽ góp phần hạn chế rủi ro.

Xem chi tiết tại đây.

Hà Nội: Hàng trăm căn hộ view đẹp đóng cửa im ỉm cả ngày

Theo phản ánh, người dân sống tại các chung cư tại huyện Hoài Đức - Hà Nội đang phải hứng chịu mùi hôi thối bốc lên từ những bãi rác thải sinh hoạt. Rác được đổ đống ở khuôn viên, đường đi trong khu nhà, khiến môi trường sống và sức khỏe của cộng đồng dân cư bị ảnh hưởng nặng nề. 

Đặc biệt, bãi rác ở khu đô thị Thăng Long Victory được tập kết ngay đường vào của tòa nhà, làm cản trở giao thông qua lại. Hơn thế, bãi rác này lại nằm rất gần khu vui chơi giải trí của con em sống tại đây.

Theo ghi nhận của PV, bãi rác tạm gần chung cư Thăng Long Victory đã quá tải, xuất hiện nhiều bọ, ruồi muỗi bu kín,... Trên lối đi từ Đại lộ Thăng Long vào chung cư Thăng Long Victory, do Công ty Phát triển hạ tầng khu công nghiệp Phúc Hà (Phúc Hà Group) làm chủ đầu tư, bãi rác khổng lồ được che chắn tạm bợ, bốc mùi hôi thối nồng nặc...

Không chỉ có Thăng Long Victory mà một số chung cư như Geleximco An Khánh, Golden An Khánh cũng bị mùi hôi từ các bãi rác thải gần đó tấn công. Giống như ở Thăng Long Victory, ngoài lượng rác thu gom, tập kết từ các hộ sống trên các tòa nhà cao tầng mà rác còn được thu gom chở đến từ nơi khác.

Anh Nguyễn Mạnh Sơn, một cư dân Thăng Long Victory, chia sẻ: “Kể cả khi sống ở trên các tầng cao nhưng chúng tôi vẫn bị mùi hôi thối tấn công, nhất là vào những ngày nắng nóng và gió thổi mạnh. Dù khuôn viên nhà rộng rãi, nhiều cây xanh, nhưng không khí có mùi nên chúng tôi thường không ra ngoài vì lo con mắc bệnh về hô hấp”.

Xem chi tiết tại đây.

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Thương hiệu dẫn đầu

Lên đầu trang
Top