Khi doanh nghiệp địa ốc nản lòng với thủ tục hành chính
Nói đến thủ tục hành chính (TTHC), bất kỳ nhà phát triển BĐS nào cũng tỏ ra "ngán ngẩm".
Đơn cử, từ khâu đền bù, thẩm định giá tính tiền sử dụng đất, giao đất, phê duyệt thiết kế, cấp phép xây dựng, doanh nghiệp (DN) phải mất ngót nghét vài ba năm, thậm chí là chục năm. Cho nên, không ít DN địa ốc khẳng định "cuộc đấu tranh cắt giảm TTHC" là "cuộc chiến" lâu dài nên tinh thần phải luôn "kiên định".
Trong lĩnh vực xây dựng, mới đây, với nỗ lực cắt giảm TTHC, Bộ Xây dựng cho biết đã cắt giảm từ 93 xuống còn 46 thủ tục và thời gian giải quyết giảm 25% so với trước. Chẳng hạn như thời gian phê duyệt quy hoạch không quá 15 ngày làm việc, thời gian cấp phép xây dựng giảm từ 7 đến 10 ngày, thời gian kiểm tra nghiệm thu giảm 10 đến 20 ngày so với trước đây.
Sở Xây dựng TP.HCM cũng đang thí điểm cấp phép xây dựng theo phương thức "3 trong 1". Với cách làm này, thời gian cấp phép sẽ rút ngắn từ 122 ngày xuống còn 42 ngày, đồng thời Sở Xây dựng sẽ là đầu mối chính, gửi công văn đến các sở, ngành liên quan, đến quận, huyện để kiểm tra thông tin, trong vòng 12 ngày, nếu những đơn vị này không có phản hồi, Sở sẽ tiến hành thủ tục cấp phép. Điều đáng nói là thủ tục "một cửa" này giúp DN tiết kiệm thời gian cầm hồ sơ đi từ sở này đến cơ quan nọ để gửi, chờ đợi phản hồi.
Tuy đánh giá đây là tiến bộ của công tác cải cách TTHC trong lĩnh vực xây dựng, nhưng mới đây, trong Hội nghị Đối thoại doanh nghiệp - chính quyền Thành phố” (do Trung tâm Xúc tiến thương mại và Đầu tư TP.HCM, phối hợp với Sở Xây dựng tổ chức), một số DN địa ốc đã đề xuất Sở nên đẩy mạnh việc cấp phép, quản lý xây dựng tinh gọn hơn nữa.
Xem chi tiết tại đây.
BĐS Long Thành: “Ăn theo” sân bay, nhiều hệ lụy?
Với tâm lý “ăn theo” dự án sân bay Long Thành các “cò đất” đã đẩy giá khu vực này lên gấp hàng chục lần so với giá trị thực. Băng rôn, quảng cáo bán đất gần sân bay treo dày đặt cột điện hai bên đường Quốc lộ 51, Tĩnh lộ 769 dọc các xã An Phước, Long An, Phước Thái, Bình Sơn... của huyện Long Thành.
Theo ghi nhận của Reatimes, dọc đường khu vực các xã nêu trên, nhân viên sàn giao dịch BĐS, “cò" đất phát tờ rơi đầy đường để kéo khách hàng. Các tờ rơi đều với nội dung “đất nền giá rẻ, gần sân bay, sổ hồng trao tay,...”.
Chúng tôi dừng xe tại xã Long An, huyện Long Thành, xem một băng rôn rao bán đất gần sân bay, lập tức một nhân viên sàn giao dịch BĐS trên địa bàn xã, vội vã giới thiệu: “Công ty bên em còn các lô đất diện tích từ 120m2 với giá từ 600 - 800 triệu đồng, tùy vị trí. Đất em bán giấy tờ pháp lý đầy đủ, hơn thế sân bay Long Thành sắp xây rồi, mình mua thời điểm này lời lắm, không tin, mua xong cứ gửi em bán lại cho”.
Tương tự, chúng tôi tìm đến một sàn giao dịch BĐS khác thuộc huyện Long Thành, cũng được nhân viên tư vấn: “Đất ở đây là đất thổ cư diện tích từ 90 - 200 m2, giá từ 680 triệu – 1,4 tỷ đồng, vị trí cách cồng chỉnh sân bay khoảng 1km, mua đảm bảo lời ngay, nếu không đầu tư khi sân bay xây xong chị để kinh doanh dịch vụ cũng ngon”.
Xem thêm tại đây.
Có nên đánh thuế nhà cấp 4, nhà của người nghèo?
Không nên thu thuế từ căn nhà thứ hai, nếu đối tượng sở hữu thuộc các hộ gia đình nghèo. Bởi dù đã có một căn nhà nhưng đang ở chật nay mua thêm nhà thứ 2, thứ 3 nhưng tổng diện tích các căn hộ nhỏ này khôngvượt quá 77m2.
Đó là một trong những nội dung quan trọng trong văn bản kiến nghị của Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) vừa trình Chính phủ và các ban ngành liên quan trong chiều nay.
Theo đó, liên quan đến Bộ Tài chính đề xuất ban hành Luật Thuế tài sản, HoREA cho rằng, Luật thuế này sẽ góp phần giúp cho thị trường bất động sản phát triển lành mạnh; phòng chống đầu cơ và sử dụng lãng phí bất động sản.
Từ nhận thức trên đây, Hiệp hội đề xuất nghiên cứu một số giải pháp cụ thể để xây dựng Luật Thuế tài sản, như sau:
Không thu thuế này đối với nhà ở xã hội, nhà cấp 4 trở xuống ở nông thôn; trước mắt không thu thuế này đối với nhà ở tái định cư, nhà ở thương mại có giá trị dưới 1 tỷ đồng.
Đồng thời không thu thuế này đối với các hộ gia đình nghèo dù đã có một căn nhà nhưng đang ở chật (đối với TP.HCM là dưới mức bình quân 10m2/người) nay mua thêm nhà thứ 2, thứ 3 nhưng tổng diện tích các căn hộ nhỏ này không vượt quá 77m2.
Xem thêm tại đây.
Đồng Nai sắp có thêm nhiều nhà ở xã hội?
Trước kiến nghị của Đồng Nai về áp lực đối với nhà ở xã hội, Bộ Xây dựng đã trình Chính phủ cho phép tỉnh được áp dụng 2 phương án để tăng diện tích đất làm loại hình nhà ở này.
Theo kiến nghị, Đồng Nai có nhiều khu công nghiệp với trên 700.000 công nhân, tạo nhiều áp lực cho địa phương về việc đáp ứng nhu cầu an sinh xã hội, đặc biệt là nhu cầu nhà ở xã hội.
Quy định hiện hành cho phép sử dụng một phần quỹ đất tại các khu nhà ở thương mại để xây dựng nhà ở xã hội. Tuy nhiên, trong thực tế, tại Đồng Nai lại có nhiều dự án đầu tư nhà ở thương mại cao cấp nhưng việc bố trí nhà ở xã hội lại không hợp lý.
Theo Bộ Xây dựng, quy định về phát triển và quản lý nhà ở xã hội chỉ cho phép hoán đổi bằng tiền đối với phần diện tích 20% trong các dự án nhà ở thương mại có quy mô nhỏ hơn 10 ha.
Xem thêm tại đây.
Gần 700 triệu đồng mỗi m2 đất quanh phố Tây Hà Nội
Công ty TNHH Gachvang vừa công bố báo cáo về 14 tuyến đường quanh khu phố Tây Hà Nội, còn gọi là những ngã tư quốc tế nằm trong phố cổ, xoay quanh trục đường chính Tạ Hiện. Trong 7 tháng qua, khu vực này có giá đất bình quân 500 triệu đồng một m2. Tuy nhiên, những cung đường sầm uất, đắt đỏ nhất khu này đang tiến gần đến ngưỡng 700 triệu đồng mỗi m2.
Dẫn đầu cung đường có giá đỉnh nhất phố Tây Hà Nội là Hàng Cân, giao dịch ở mức 660 triệu đồng mỗi m2, mức giá này gần như không đổi trong hơn nửa năm qua. Cũng ít biến động, đất mặt tiền phố Hàng Đào được xếp vào nhóm đắt đỏ bậc nhì phố Tây thủ đô, đạt 650 triệu đồng mỗi m2. Đứng top 3 là đường Đinh Liệt, giá đất tại đây ghi nhận gần 582 triệu đồng mỗi m2.
Cá biệt phố Đào Duy Từ vừa là cung đường dẫn về phố Tây, vừa được thí điểm là phố đi bộ, ghi nhận đã tăng đột biến so với tháng 1/2017, từ 360 triệu đồng vọt lên 547 triệu đồng mỗi m2, tăng trên 50% so với đầu năm, vươn lên chiếm vị trí top 4. Trong khi đó, trục chính của phố Tây Hà Nội là Tạ Hiện khiêm tốn giữ vị trí thứ 5, được mua bán với giá 495,3 triệu đồng mỗi m2.
Xem thêm tại đây.
TP. HCM: Đa dạng hóa loại hình nhà ở xã hội
Mới đây, UBND TP.HCM đã ban hành kế hoạch phát triển và quản lý NƠXH trên địa bàn thành phố giai đoạn 2016-2020. Theo đó, từ năm 2017 đến 2020, thành phố sẽ tập trung đầu tư xây dựng 37 dự án, diện tích đất sử dụng là 134,89ha, quy mô 43.624 căn hộ. Trong đó, phấn đấu hoàn thành đưa vào sử dụng 29 dự án với quy mô 19.436 căn hộ.
Để đạt mục tiêu đưa vào sử dụng gần 20.000 căn NƠXH đến năm 2020, ông Trần Vĩnh Tuyến, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM cho biết, thành phố sẽ đa dạng hóa sản phẩm và loại hình NƠXH. Điểm mới trong kế hoạch này là thành phố cho phép đa dạng về diện tích, nhỏ nhất là 25m2 và lớn nhất là 77m2.
Thành phố cũng cho phép đầu tư xây dựng NƠXH với nhiều loại giá khác nhau, từ 300 triệu đồng/căn đến khoảng 1 tỷ đồng/căn để phù hợp với khả năng thanh toán của các đối tượng, đặc biệt là người có thu nhập thấp, hộ nghèo, cận nghèo và công nhân. Bên cạnh đó, tùy vào đối tượng thụ hưởng, thành phố sẽ tạo quỹ đất phù hợp tại các quận, huyện để xây dựng NƠXH.
Xem thêm tại đây.