Aa

Khối ngoại vẫn “miệt mài” bán ròng

Thứ Sáu, 15/06/2018 - 06:41

Trong phiên ngày 14/6, dòng tiền tập trung vào một số mã vừa và nhỏ, trong khi các bluechip chìm trong sắc đỏ cộng thêm việt khối ngoại vẫn không ngừng bán ròng đã khiến VN-Index quay đầu giảm khá mạnh.

Thị trường trước khi bước vào phiên giao dịch mới đón nhận thông tin không mấy tích cực đó là việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ ngày 13/6 quyết định tăng lãi suất thêm 0,25% và “có thể” còn hai lần tăng nữa trong năm nay.

Thông tin trên được nhiều nhà đầu tư lo ngại sẽ ảnh hưởng xấu đến thị trường chứng khoán Việt Nam. Tuy nhiên, VN-Index trong phiên sáng có hai lần lấp ló sắc xanh. Và cũng giống hôm qua, thanh khoản quá kém khiến lực đỡ không duy trì được lâu.

Đến cuối phiên sáng sức ép gia tăng rõ rệt và các chỉ số chính bắt đầu giảm liên tục dù mức độ không mạnh, việc bán ra không chỉ ở các cổ phiếu ngân hàng mà còn trải ra nhiều ngành khác.

Trong top 10 cổ phiếu kéo tụt chỉ số, dòng ngân hàng chiếm tới 4 cái tên gồm VCB, BID, CTG, TCB (chỉ riêng VCB đã khiến VNIndex mất 1,23 điểm).

Ngoài ra, nhóm chứng khoán SSI, VND, SHS… và nhóm dầu khí GAS, PVD, PVS… cũng đồng loạt giảm trong phiên này.

ff

Giao dịch khối ngoại là một điểm đáng chú ý khi họ đã bán ròng hơn 650 tỷ đồng trên toàn thị trường

Theo đó, Vn-index đóng cửa giảm 14,81 điểm (1,44%) xuống 1.015,72 điểm; Hnx-index giảm 1,75 điểm (1,5%) xuống 114,91 điểm và Upcom-index giảm 0,26 điểm (0,48%) xuống 52,94 điểm.

Trong đó, giao dịch thoả thuận đóng góp hơn 31 triệu đơn vị, giá trị trên 911 tỷ đồng. Đáng chú ý có các thỏa thuận của 4,21 triệu cổ phiếu NVL, giá trị 225,46 tỷ đồng; 4,338 triệu cổ phiếu STB ở mức giá trần 13.650 đồng, giá trị 59,2 tỷ đồng; 2,21 triệu cổ phiếu SKG ở mức giá sàn 26.700 đồng, giá trị 59,2 tỷ đồng; 2,5 triệu cổ phiếu SJS, giá trị 60 tỷ đồng...

Giao dịch khối ngoại là một điểm đáng chú ý khi họ đã bán ròng hơn 650 tỷ đồng trên toàn thị trường và nhiều khả năng các quỹ ETF đã thực hiện cơ cấu danh mục. Việc khối ngoại bán ròng mạnh trong phiên hôm nay đã ảnh hưởng không nhỏ tới xu hướng thị trường.

Bên cạnh đó, dòng tiền phiên này đã chuyển sang các mã vừa nhỏ, đặc biệt tại cổ phiếu có thông tin. Đơn cử, sau khi thông tin về kế hoạch kinh doanh 2018 được công bố, cặp đôi HAG - HNG phiên này khớp lệnh khá đột biến, với 14,9 triệu đơn vị dành cho HAG, dẫn đầu sàn, còn HNG khớp 5,68 triệu đơn vị, đứng thứ 5. HAG tăng 3,6% lên 4.650 đồng, HNG tăng 5,6% lên 9.100 đồng.

Ở nhóm ngành bất bộng sản, sau thông tin Hoa Sen đăng ký mua 1 triệu cổ phiếu HSG giúp mã này tăng 3,1% lên 13.200 đồng và thanh khoản khá mạnh với 4,46 triệu đơn vị được khớp, trong khi các mã cùng ngành như HPG, NKG... đều giảm điểm.

Ngoài ra, nhiều mã vừa đi ngược thị trường, vừa có thanh khoản tốt như HBC, IDI, SCR, KBC, ITA, QCG...

Ở chiều ngược lại, các mã FLC, DXG, NVL,... giảm điểm, khớp lệnh từ 1-5 triệu đơn vị.

Công ty Cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - BSC) nhận định: "Thị trường vận động trong kênh hẹp với thanh khoản giảm mạnh vào phiên cuối tuần cho thấy sự dè dặt của nhà đầu tư trong thị trường khi chỉ số đã hồi phục 6 phiên liên tiếp. Dòng tiền trong phiên hôm nay tiếp tục tập trung vào những mã tài chính có ảnh hưởng lớn đến chỉ số như VCB, VPB, TCB và DXG. Nhiều khả năng nhóm này sẽ tiếp tục dẫn dắt thị trường trong tuần tới.

BSC khuyến nghị nhà đầu tư giữ nguyên tỷ trọng tại các cổ phiếu trụ và giảm tỷ trọng các mã chưa có sự phục hồi tốt trong giai đoạn vừa qua"./.

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Thương hiệu dẫn đầu

Lên đầu trang
Top