Reatimes đã có cuộc trò chuyện với ông Vikram Kohli, Giám đốc Điều hành CBRE khu vực Đông Nam Á để tìm câu trả lời cho câu hỏi trên.
PV: Ông đánh giá như thế nào về thực trang, xu hướng áp dụng công nghệ vào thị trường bất động sản?
Ông Vikram Kohli: Công nghệ ứng dụng trong bất động sản có thể tạo ra tác động lớn đến thị trường như giúp thị trường minh bạch hơn về thông tin và giúp mua bán trở nên dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, nếu ứng dụng công nghệ vào khâu xây dựng, thiết kế dự án thì quá trình xây dựng trở nên nhanh chóng hơn. Như vậy, bất động sản đang được hưởng lợi từ công nghệ. Tuy nhiên để Việt Nam ứng dụng mạnh mẽ công nghệ vào bất động sản, Việt Nam cần có nguồn lao động đủ trình độ có thể sử dụng công nghệ mới. Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn đầu nên cần phát triển nguồn nhân lực tốt hơn.
PV: Thưa ông, nhà ở thông minh đang là một xu thế mới trên thế giới. Theo ông, Việt Nam cần làm thế nào để nắm bắt, đi tắt đón đầu với xu hướng này?
Ông Vikram Kohli: Đầu tiên, các bạn cần phải có sự đầu tư vào lao động có tay nghề. Những người này cần phải hiểu rõ công nghệ thông minh và áp dụng được vào bối cảnh Việt Nam. Điều này là cực kì quan trọng. Các bạn cần phải sở hữu nguồn nhân lực có thể theo kịp công nghệ. Thứ hai là cơ sở hạ tầng. Cụ thể ở đây là hạ tầng phần mềm cơ bản như viễn thông, băng thông rộng để luôn luôn cập nhật công nghệ và giữ cho chúng liên quan, kết nối với nhau. Theo tôi đó là hai yếu tố cơ bản để nhà đầu tư nhắm vào.
Làm sao để các bạn giữ nhịp với sự phát triển công nghệ? Tôi nghĩ điều này là không khó trong thời đại số ngày nay. Thông tin được luân chuyển rất là nhanh. Nếu 1 sự kiện xảy ra ở Trung Quốc, Ấn Độ hay Singapore, thì bạn có thể ngay lập tức đọc được nó trên mạng. Hoặc thông qua các tổ chức đầu tư bởi vì họ sở hữu tài sản ở nhiều nơi khác nhau. Vậy nên tôi nghĩ thách thức không nằm ở chỗ biết được là công nghệ nào nào tồn tại hay công nghệ nào hiện nay đang là xu thế. Thách thức nằm ở việc làm sao các bạn áp dụng và thực hiện được nó trên cơ sở nước nhà.
PV: Theo ông, nhà thông minh khác gì với nhà thông thường?
Ông Vikram Kohli: Tôi có thể lấy ví dụ ở Singapore, “thông minh” có nghĩa là bạn có thể tương tác được với bất cứ thứ gì nằm trong ngôi nhà của bạn. Khi bạn bước vào phòng, nó sẽ tự động điều chỉnh nhiệt độ, ánh sáng dựa trên những gì đang xảy ra trong căn phòng đó. Hoặc khi bạn đang làm việc trong văn phòng, bạn có thể nhìn được trên điện thoại xem phòng họp nào đang còn trống. Hay khi bạn có khách đến chơi thì tự động sẽ có một tin nhắn gửi vào điện thoại bạn rằng vị khách này đã tới.
Vậy nên bản chất của “thông minh” là tất cả những thứ bạn có thể chạm được thì chúng cũng sẽ tương tác lại được với bạn và nó có sự trao đổi thông tin hai chiều. Đó là lý do tại sao nó được gọi là “Mạng lưới Vạn vật” (The Internet of Things - IoT). Đối với nhà thông thường thì gần như mọi thứ đều được thi hành thủ công. Đó chính là sự khác biệt cơ bản giữa hai loại hình này. Một cách đơn giản là “thông minh” cho phép bạn tương tác qua lại với đồ vật.
PV: Ở Việt Nam, nhà ở thông minh nói riêng và các sản phẩm bất động sản thông minh nói chung phải đối mặt với những rào cản lớn như sự thiếu hụt về công nghệ hay sự hoài nghi của người dân. Ông có thể đưa ra những lời khuyên gì dựa trên kinh nghiệm của mình cho Việt Nam?
Ông Vikram Kohli: Trước tiên, tôi sẽ giải quyết vấn đề về người dân. Sự hoài nghi của họ thường đến từ sự thiếu hiểu biết. Theo tôi công nghệ sẽ là thứ ở lại và tồn tại. Công nghệ sẽ không tự dung đi mất. Thường thì chúng ta hay lo ngại rằng quá nhiều công nghệ sẽ gây nên sự xâm phạm riêng tư, rằng ai đó sẽ biết được chúng ta đang làm gì mọi lúc mọi nơi, rằng có người đang quan sát chúng ta nhưng theo tôi điều đó là không đúng. Có rất nhiều biện pháp kiểm soát có thể áp dụng để bảo vệ quyền lợi riêng tư của mỗi người. Công nghệ đang di chuyển với nhịp độ cực kì nhanh và nó sẽ chỉ làm cuộc sống trở nên tuyệt vời hơn. Vì thế, giáo dục về những việc mà công nghệ có thể làm là rất quan trọng, trong việc thay đổi và xoá bỏ những hoài nghi và lo lắng của người dân.
Còn đối với vấn đề về sự thiếu hụt công nghệ. Tôi muốn nhắc lại về luận điểm đầu tiên của mình đó là các bạn cần phải có lực lượng lao động chuyên nghề. Đây là thách thức lớn nhất sẽ phải đối mặt nếu các bạn muốn mở rộng quy mô công nghệ. Điều đó có nghĩa là phải chú trọng vào đào tạo. Lao động trưởng thành qua hệ thống giáo dục và họ cần phải được học nhiều hơn về công nghệ, lập trình, phát triển phần mềm. Để có thể phát triển công nghệ ngay tại Việt Nam, một xu hướng đang hình thành ở nhiều nước trên thế giới. Rất nhiều lần chúng ta nghe được cụm từ “đổi mới” ngày hôm nay. “Đổi mới” không chỉ diễn ra ở Mỹ, nó đang hiện diện trên toàn Châu Á. Vậy thì không lẽ nào “đổi mới” không thể xảy ra ở Việt Nam. Nhưng để có điều đó thì người dân cần được học về công nghệ càng sớm càng tốt. Điều này cần rất nhiều thời gian nhưng đó là con đường Việt Nam sẽ bước đi.”
Ông Lê Nhỏ, Phó TGĐ Tập đoàn Sunshine, nhận định: "Tôi cho rằng, khi đưa công nghệ vào trong tòa nhà thông minh sẽ giảm đi rất nhiều về chi phí thuê đơn vị quản lý vận hành, quản lý sẽ giảm đi rất nhiều. Điều này sẽ ảnh hưởng đến đầu ra của sản phẩm, có nghĩa là mức giá của sản phẩm đầu ra sẽ rẻ hơn. Câu chuyện ở đây là doanh nghiệp phải làm chủ được công nghệ, thì tất cả những chi phí sẽ được giảm rất nhanh trừ những doanh nghiệp phải chấp nhận chuyển giao công nghệ hoặc đi mua thì chắc chắn chi phí sẽ đội lên rất cao. Nhà thông minh ở thế giới họ đã phát triển rất lâu trong khi tại Việt Nam mới có một số doanh nghiệp bắt đầu đưa yếu tố Smart vào trong lĩnh vực vận hành và còn chưa thành hệ thống. Nếu chúng ta muốn làm chuẩn, các doanh nghiệp phải đầu tư làm trọn vẹn một cấu trúc về công nghệ trong tổng thể một dự án từ triển khai đến khi đưa vào vận hành, bàn giao cho khách hàng thì chắc chắn giá nhà không phải là vấn đề quan trọng. Chắc chắn khách hàng có thêm cơ hội sở hữu nhà thông minh, công nghệ hiện đại mà giá vẫn sẻ. Việc để người dân có thể tiếp cận được với nhà thông minh, với công nghệ thông minh một cách dễ dàng Sunshine Group luôn cố gắng tao ra các giao diện đơn giản nhất, tiện lợi và dễ sử dụng nhất để ai cũng có thể dễ dàng tiếp cận". |