Làm gì để tránh "xung đột" từ Luật Kiến trúc?
Trao đổi bên hành lang Quốc hội, một số đại biểu cho rằng, dự thảo Luật Kiến trúc chưa được chuẩn bị chu đáo; nội dung đề cập còn sơ sài, chưa phản ánh được những vấn đề cơ bản và vướng mắc lớn của ngành.
ĐB Nguyễn Văn Chiến (Hà Nội) cho rằng Luật Kiến trúc liên quan đến rất nhiều các luật khác như Luật xây dựng, nên cần đảm bảo tính đồng bộ giữa luật này với các luật khác.
“Về cơ bản, tôi rất đồng tình với cơ quan soạn thảo là vào thời điểm này rất cần thiết phải xây dựng và ban hành Luật Kiến trúc nhằm quản lý các hoạt động xây dựng, kiến trúc. Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay, vai trò của các kiến trúc sư trong nước và nước ngoài là rất lớn khi Việt Nam tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế”, ĐB nói.
Theo ĐB Chiến mỗi đồ án kiến trúc có giá trị về mặt nghệ thuật, kinh tế, có tính ứng dụng cao là rất quan trọng và cần phải có luật, hành lang pháp lý để hoạt động kiến trúc được triển khai dễ dàng, thuận lợi, tránh tình trạng bị hạn chế bởi các luật khác như Luật Đấu thầu.
“Vì lẽ ấy, khi xây dựng Luật Kiến trúc, các đơn vị soạn thảo cần tính toán làm sao để Luật Kiến trúc đảm bảo được tính đồng bộ với các luật khác; khắc phục những xung đột, hạn chế của luật khác liên quan tới hoạt động kiến trúc”, ĐB Chiến nói.
Bất động sản TP.HCM – điểm sáng của châu Á
Có thể nói, hạ tầng mở lối, cùng chính sách thu hút dòng vốn đầu tư đã làm thay đổi mạnh bộ mặt đô thị TP.HCM từ năm 2010 tới nay. Hầu hết, các dự án hạ tầng quan trọng tại TP.HCM đã và đang tiếp tục được triển khai, đầu tư mạnh mẽ. Nhiều dự án giao thông huyết mạch như tuyến metro số 1, đường vành đai 2, đường vành đai 3; nhiều cây cầu vượt sông cũng đã và đang được triển khai khẩn trương cùng với các dự án hiện hữu như Xa lộ Hà Nội, các tuyến Đại lộ Võ Văn Kiệt, Mai Chí Thọ, Phạm Văn Đồng… mở đường cho hàng loạt dự án bất động sản phát triển.
Theo ông Troy Griffiths, Phó Giám đốc điều hành Savills Việt Nam: “TP.HCM lọt vào top những thị trường có tình hình hoạt động khả quan nhất thế giới với những vị trí cao đã cho thấy thị trường hồi phục nhanh và bền vững. Điều này cũng cho thấy TP.HCM đã vượt lên trên tất cả các thành phố được khảo sát trên toàn cầu, trở thành lựa chọn số 1 cho nhà đầu tư muốn mua các loại hình bất động sản nhà ở, văn phòng, mặt bằng bán lẻ".
m TP.HCM vẫn duy trì ở mức cao nhưng nguồn cung hiện tại chưa đáp ứng kịp. Nguyên nhân là quỹ đất trung tâm tại TP.HCM ngày càng khan hiếm, các dự án do các chủ đầu tư lớn phát triển vẫn chưa đến giai đoạn bàn giao.
Các tỉnh thành phố "đua" siết cao ốc trong nội đô
Tính đến nay đã có 4 tỉnh, thành phố lớn “siết” chặt việc xây cao ốc trong nội đô là Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Nha Trang. Tuy nhiên, nhìn một cách thực tế thì hầu hết các đô thị phát triển đều được nhận diện bởi những công trình cao tầng. Thực tế đã chứng minh, tất cả những thành phố lớn trên thế giới đều là những thành phố có những tòa nhà cao tầng không chỉ ở ngoại thành, vùng ven mà cả ở trong nội đô. Tuy nhiên, hầu hết các nước đều có sự phát triển để đảm bảo cân đối nhất với các nhà cao tầng, trong khi tại Việt Nam đây lại là một vấn đề gây nhiều tranh cãi.
Theo PGS. TS. Phạm Hùng Cường: “Nhìn chung sự xuất hiện của nhà cao tầng trong nội đô không phải ngẫu nhiên, mà thường được định hướng trong quy hoạch cấu trúc không gian tổng thể của đô thị. Vấn đề khó khăn đối với việc đánh giá sự hợp lý trong quy hoạch các công trình kiến trúc cao tầng là ở trường hợp của đô thị phi cấu trúc. Đây là một trường hợp khó mà Hà Nội đang gặp phải”.
Còn theo TS. Đào Ngọc Nghiêm, nguyên Kiến trúc sư trưởng TP. Hà Nội, nguyên do cho mọi tranh cãi ở các đô thị là vấn đề ở quy hoạch và kế hoạch thực hiện chưa trùng khớp với nhau. Kế hoạch chưa xác định đầy đủ các dự án ưu tiên được làm và người cấp phép đầu tư chưa nhìn nhận theo thứ tự dự án ưu tiên cần làm. Chỉ đạo “không” xây chung cư chọc trời ở trung tâm từ Thủ tướng là giải pháp cho thấy các đô thị lớn đã có dấu hiệu quá tải.
Cuối năm, đất nền khu Đông Sài Gòn lại nóng?
Nhu cầu tìm kiếm, săn mua đất nền vào dịp cuối năm có phần "tăng nhiệt" tại khu Đông Sài Gòn. Tuy nhiên, do nguồn cung mới khan hàng nên hoạt động này chủ yếu diễn ra trên thị trường thứ cấp (mua đi bán lại).
Khảo sát thực tế thị trường ở một số khu vực tại phía Đông - nơi được xem là "điểm nóng" của thị trường đất nền trong năm qua, chúng tôi nhận thấy hoạt động mua đi bán lại các nền đất bắt đầu rục rịch trở lại so với hồi giữa năm, giá đất có xu hướng nhích lên.
Chẳng hạn đất liền thổ có diện tích khoảng 50m2 tại khu vực P. Long Trường (Q9) được chào bán với giá khoảng 2,016 tỷ đồng, tăng nhẹ 200 triệu đồng/nền so với 2 tháng trước. Đất nền diện tích 60m2 hiện chào giá 35 triệu đồng/m2, tăng 3-4 triệu đồng/m2 (tùy vị trí) so với thời điểm tháng 8/2018.
Trong khi đó, các nền có diện tích cao hơn từ 80-100m2 đang chào giá 32-33 triệu đồng/m2, mức giá này đã tăng thêm 2-3 giá so với 1 tháng trước đó.
“Không gian văn hóa giúp đô thị Hà Nội phát triển toàn diện, bền vững”
Đó là nhận định của ông Nguyễn Sỹ Đại, Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội về sự tồn tại, phát triển của các không gian đô thị Hà Nội hiện nay. Tại địa điểm gặp gỡ ngay bên cạnh Phố đi bộ Hồ Gươm, PV Reatimes đã có cuộc trò chuyện với ông về những vấn đề liên quan đến các không gian văn hóa.
Theo ông Đại, Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, việc tạo ra các không gian văn hóa, cũng đồng nghĩa với việc tạo ra sự phát triển bền vững cho đô thị, cũng như nuôi dưỡng tâm hồn, đời sống tinh thần người Thủ đô. Bên cạnh đó, những không gian văn hóa cũng là minh chứng hùng hồn nhất cho sự phát triển đô thị bền vững, toàn diện. Nó đã giúp tạo ra một Hà Nội phong phú, đa dạng với một màu sắc mới.