Lật tẩy chiêu trò các công ty bất động sản gian dối
Thời gian qua, rất nhiều khu đất nông nghiệp không được quy hoạch là đất ở bị phân lô, tách thửa trái pháp luật đất nền và đến khi vỡ lở gây mất an ninh trật tự, làm phá vỡ quy hoạch của địa phương, cản trở thu hút đầu tư vì giá đất đã bị đẩy lên quá cao.
Tại TP.HCM, các đại biểu HĐND chỉ mặt những dự án ma nở rộ tại quận 9, Bình Tân, Thủ Đức, Hóc Môn…
Các dự án ma chủ yếu nằm trên các khu đất không phù hợp quy hoạch, thậm chí đất công. Điển hình như khu đất tại phường An Lạc (quận Bình Tân) được quy hoạch làm công viên cây xanh nhưng Công ty Angel Lina vẽ lên đó dự án khu dân cư (KDC) Triều An để bán.
Tại Đồng Nai, Công ty cổ phần Địa ốc Alibaba rao bán đất nền của 29 dự án. Trong đó, tại huyện Long Thành, công ty này có 27 dự án, huyện Nhơn Trạch có một dự án, huyện Xuân Lộc có một dự án.
Xem thông tin chi tiết tại đây
TS. Lê Xuân Nghĩa chỉ ra điểm kẹt nhất của Bộ Tài chính: Họ sợ bị doanh nghiệp FDI kiện
Chỉ ra những bất cập đối với ngành tài chính trong 6 tháng đầu năm 2018, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ viện dẫn đến Nghị định số 20/2017/NĐCP.
Theo Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, những bất cập tại Nghị định này đã được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc "nhắc nhở 3 lần". Văn phòng Chính phủ cũng đã từng thẩm định. Phó Thủ tướng cho hay, nếu chờ cho đến khi sửa đổi bổ sung theo Luật quản lý thuế thì rất chậm. Vì thế, các bộ, ngành liên quan cần phối hợp để sửa đổi những bất cập tại Nghị định 20. "Vướng đâu thì phải tính đến đó. Sắp tới, Văn phòng Chính phủ sẽ tiếp tục có thẩm định cụ thể, lắng nghe từng bộ ngành, từng vướng mắc để giải quyết", Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nhấn mạnh.
Liên quan đến vấn đề này, Reatimes đã có cuộc trao đổi với TS. Lê Xuân Nghĩa, nguyên Phó Chủ tịch Uỷ ban Giám sát tài chính Quốc gia, Thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính tiền tệ Quốc gia. Theo TS. Lê Xuân Nghĩa, giải pháp nhanh nhất lúc này là: Giữ nguyên Nghị định 20/2017 như hiện tại nhưng phạm vi áp dụng chỉ đối với các doanh nghiệp FDI, hoặc các giao dịch xuyên biên giới.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Dự báo nửa cuối năm 2019: Nguồn cung căn hộ được cải thiện, giá tiếp tục leo thang
Trong những tháng đầu năm 2019, mặc dù bong bóng bất động sản chưa xảy ra song thị trường vẫn tồn tại những lo ngại. Trong đó, ghi nhận ở một số phân khúc diễn ra sự sụt giảm về nguồn cung và giao dịch, nổi bật là phân khúc căn hộ chung cư. Đồng thời, các doanh nghiệp bất động sản cũng gặp khó khi chịu tác động bởi các chính sách về pháp lý và tín dụng.
Điển hình tại 2 thị trường bất động sản lớn của cả nước là Hà Nội và TP.HCM đều ghi nhận sự chững lại của nguồn cung ở phân khúc căn hộ chung cư. Thậm chí, báo cáo của JLL Việt Nam còn cho rằng nguồn cung căn hộ trong quý II ở 2 thị trường này đạt mức thấp kỷ lục kể từ năm 2014 - thời điểm thị trường bất động sản trong nước phục hồi sau thời kỳ khủng hoảng.
Tương tự, báo cáo của CBRE và Savills Việt Nam cũng có nội dung lượng căn hộ mở bán trong quý II ở 2 thị trường Hà Nội và TP HCM cùng xu hướng sụt giảm. Các đơn vị nghiên cứu đều cho hay quá trình rà soát pháp lý, các chính sách nghiêm ngặt của Chính phủ đã điều chỉnh nguồn cung theo hướng bền vững hơn là nguyên nhân chính khiến thị trường bất động sản có dấu hiệu chững lại.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Thanh Hóa: Dân “sống mòn” vì chủ đầu tư “đánh trống bỏ dùi” tại mặt bằng trăm tỷ
Được biết, năm 2013, tại quyết định số 1826/QĐ- UBND, Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật khu nhà ở và công viên cây xanh thuộc khu đô thị Nam thành phố Thanh Hóa với tổng mức đầu tư 712.875 triệu đồng, trên tổng diện tích sử dụng đất là 557.537m2 tại phường Đông Vệ, TP. Thanh Hóa. Dự án do Trung tâm phát triển quỹ đất Thanh Hóa làm chủ đầu tư, thời gian thực hiện dự án không quá 5 năm kể từ ngày ký quyết định phê duyệt. Trong đó, riêng hệ thống cấp, thoát nước được phê duyệt đầu tư 74.286 triệu đồng, hệ thống điện 60.532 triệu đồng. Dự án được chia thành nhiều mặt bằng khác nhau.
Tuy nhiên, ghi nhận thực tế tại dự án công viên cây xanh và mặt bằng 2125 thuộc dự án này cho thấy nhiều hạng mục hạ tầng như cống thoát nước, đường điện chiếu sáng, công viên cây xanh thi công dang dở rồi bỏ hoang nhiều tháng nay, đặc biệt hàng chục hộ dân mua đất tại mặt bằng 2125 đã xây dựng nhà ở đang lâm vào tình cảnh bán cũng dở, ở không xong, bởi không được sử dụng hệ thống điện cáp ngầm theo thiết kế, không được dùng nước sạch để sinh hoạt.
Ngoài phần đường nội bộ mặt bằng dân cư đã được thảm nhựa cho người dân đi lại thì các hệ thống điện đèn chiếu sáng, trạm biến áp, đường ống nước đã được xây dựng hoàn thiện nhưng chỉ để... trưng bày. Để có điện dùng cho mục đích xây dựng và sinh hoạt tất cả các hộ dân ở đây phải đi kéo nhờ điện từ những khu nhà ở mặt bằng lân cận.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Ông Đặng Hùng Võ: "Thị trường bất động sản đang nhiễu loạn"
Trong câu chuyện với VnEconomy về thị trường bất động sản hiện nay, ông Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, người được xem có cả cuộc đời duyên nợ với lĩnh vực đất đai, với thị trường bất động sản - ông nói:
- Có thể nói một câu mang tính khái quát: đây là tích tụ, dồn nén của một giai đoạn mà thị trường chưa được quan tâm về mặt quản lý đúng mức. Thể hiện, thứ nhất, chúng ta thấy nhiều dự án về đất ở, nhiều dự án về du lịch (như condotel) thì khung pháp luật đều dưới dạng không đủ để điều chỉnh.
Condotel bắt đầu phát triển từ 2014, đến nay, đã 5 năm nhưng condotel là cái gì thì vẫn còn cãi nhau, vẫn còn tranh luận. Để rồi, đến 2019, gần như các chủ đầu tư, các dự án trước đây lấy condotel làm trọng tâm đều xin chuyển sang loại khác như Shophouse, Villa.
Hay chúng ta biết, do vướng giữa Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, thậm chí cả Luật Đầu tư, dẫn đến bây giờ không ai dám ký phê duyệt dự án nữa.
Xem thông tin chi tiết tại đây