Lật tẩy mánh lới trục lợi phí bảo trì chung cư
Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, tính đến giữa năm 2018, trên cả nước có 108 dự án xảy ra tranh chấp, khiếu nại giữa cư dân với chủ đầu tư có liên quan đến các hoạt động quản lý, vận hành chung cư. Riêng tại TP.HCM, trong 44 vụ tranh chấp chung cư được Sở Xây dựng thụ lý thì có đến 34 vụ (77%) tranh chấp liên quan đến phí bảo trì.
Ban quản trị (BQT) tại mỗi tòa nhà chung cư được bầu thông qua hội nghị nhà chung cư, là cư dân tại chính tòa nhà đó và làm việc có thù lao. BQT sẽ là những người có quyền thay mặt cư dân quản lý quỹ bảo trì chung cư (2% giá trị tất cả căn hộ) để chi cho việc vận hành, bảo trì tòa nhà. Những tranh chấp tại chung cư chủ yếu bắt nguồn từ việc bất đồng và thiếu minh bạch khi sử dụng nguồn quỹ này.
Chị Tuyết Loan, cư dân một chung cư ở quận Tân Bình, TP.HCM bật mí nếu hợp tác với một ngân hàng thì BQT còn được hưởng một khoản lãi ngoài khi đem quỹ bảo trì gửi tại ngân hàng đó. Quỹ bảo trì hàng chục tỉ đồng là món tiền gửi dài hạn đáng mơ ước đối với tất cả ngân hàng. Chính vì thế, nhiều ngân hàng sẵn sàng cho BQT hưởng thêm lãi suất ưu đãi ngoài hợp đồng để thu hút khách.
Cơn sốt bất động sản đã tràn về Lạng Sơn
Theo số liệu thống kê của Sở Xây dựng tỉnh Lạng Sơn, tính đến giữa tháng 4/2019 có tổng số 11 nhà đầu tư là các tập đoàn kinh tế tư nhân hàng đầu Việt Nam đến Lạng Sơn tìm kiếm cơ hội đầu tư như: Tập đoàn Vingroup, Sun Group, FLC, Công ty Cổ phần Châu á Thái Bình Dương, Công ty Cổ phần Đầu tư TNG Holdings Việt Nam, Công ty TMS, Công ty Cổ phần Đầu tư IDJ Việt Nam…
Triển vọng tươi sáng của nền kinh tế cửa khẩu Lạng Sơn, đi cùng với sự thay đổi chóng mặt của hạ tầng giao thông là đòn bẩy cực lớn với thị trường bất động sản.Theo nhiều chuyên gia bất động sản, trong 2 năm trở lại đây, bất động sản Lạng Sơn chưa bao giờ có dấu hiệu hạ nhiệt - dù không sốt nóng như các thị trường khác, nhưng đây lại là một dấu hiệu cho thấy một thị trường phát triển cực kỳ ổn định.
Theo ghi nhận từ Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam, trong năm 2018 thị trường bất động sản Lạng Sơn đã có những bước tiến mạnh mẽ với sự ra đời hàng loạt các dự án khai trương Vinpearl Hotel Lạng Sơn, Vincom, nhà phố Shophouse. Các dự án đất nền tập trung đông ở khu trung tâm thành phố giá giao động từ 7 - 15 triệu đồng/m2.
Đến quý I/2019 thị trường bùng nổ mạnh mẽ các căn hộ shop house đang tung ra bán với sự thu hút mạnh từ thị trường. Nhiều dự án cũng đang đưa ra các chính sách kích cầu, các chương trình ưu đãi lớn dành cho khách hàng.
Kịch bản nào cho nền kinh tế Việt Nam trong bối cảnh mới?
Với động lực tăng trưởng của năm 2017, kinh tế thế giới duy trì sự ổn định trong nửa đầu năm 2018, nhưng nửa cuối năm với nhiều thách thức đã tác động không nhỏ tới “sức khỏe” kinh tế toàn cầu, làm giảm tốc độ tăng trưởng thương mại toàn cầu, suy yếu các hoạt động sản xuất, dẫn đến sự gián đoạn chuỗi giá trị toàn cầu, dòng vốn FDI toàn cầu giảm kéo theo sự sụt giảm tăng trưởng toàn cầu trong 2018.
Bởi đó, kinh tế thế giới năm 2019 được đánh giá là sẽ tiếp tục nhiều rủi ro bất trắc mà nguyên nhân chính bắt nguồn từ những diễn biến của cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đang ngày càng trở nên gay gắt. Ngoài ra, các yếu tố địa chính trị vẫn tiếp tục tạo nên những bất ổn mới.
"Dù sao, với những yếu tố bất lợi nhiều hơn tích cực dự báo diễn ra trong năm 2019, tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2019 sẽ giảm so với năm 2018", đại diện VEPR nhấn mạnh.
Trái ngược với xu hướng giảm tăng trưởng của kinh tế toàn cầu năm 2018, kinh tế Việt Nam ghi nhận tốc độ tăng trưởng ấn tượng ở mức 7,08%, bất ngờ vượt khá xa mục tiêu Chính phủ đặt ra từ đầu năm ở mức 6,7%.
Đóng góp chủ yếu vào mức tăng trưởng kỷ lục này vẫn là hai khu vực công nghiệp và xây dựng với 3,44 điểm phần trăm và khu vực dịch vụ với 3,02 điểm phần trăm. Phần còn lại với 0,62 điểm phần trăm là đóng góp của khu vực nông, lâm, thủy sản.
Hệ lụy buồn sau sốt đất ở miền Trung
Chứng kiến thị trường bất động sản ven biển miền Trung, từ ngõ ngách thị tứ, thị trấn đến các khu đất có tầm nhìn hướng biển, từ nhiều làng quê đến “đất vàng” đô thị “sốt nóng” cách đây không lâu, nhiều nhà đầu tư dù đã có kinh nghiệm hàng chục năm trong lĩnh vực này cũng không tránh khỏi cảm giác quay cuồng vì đất. Trong thời gian đó, đi đâu, ở đâu, người ta đều có thể thấy chủ đề nóng hổi là đất.
Ông Trần Quang Thuận, chuyên gia môi giới bất động sản tại Đà Nẵng nhìn nhận, chính sự nhạy cảm “thiếu cơ sở” của thị trường đã bộc lộ nhiều sơ hở để những người môi giới không chân chính đánh vào tâm lý mua đất quy hoạch nhằm trục lợi. “Tôi không hiểu vì sao, những lời đồn vô căn cứ có thể khiến hàng chục, hàng trăm người sẵn sàng đổ hàng tỷ đồng, thậm chí hàng chục tỷ đồng để sở hữu những khu đất mà giá trị trên giấy tờ được thổi lên cao hơn 5 - 10 lần so với thực tế”, ông Thuận trăn trở.
Sự nhạy cảm về thị trường kết hợp với thông tin trong thời đại công nghệ số đã khiến Đà Nẵng và nhiều địa phương khác ở miền Trung lao đao vì thông tin quy hoạch giả mạo. Điển hình tại Đà Nẵng đã xuất hiện văn bản giả chữ ký Chủ tịch UBND Thành phố về đầu tư xây dựng cầu nối Hòa Xuân với khu đô thị Nam Việt Á, là tin đồn tách huyện Hòa Vang. Tại Quảng Nam còn có tin đồn về việc Điện Bàn sáp nhập với Đà Nẵng...
Cơn sốt đất không chỉ thúc đẩy một số người bất chấp luật pháp để trục lợi, mà còn làm đổ bể nhiều thỏa thuận hợp tác đầu tư của doanh nghiệp, phát sinh nhiều mâu thuẫn mà người chịu thiệt cuối cùng vẫn là khách hàng.
Hà Nội: Giá căn hộ cao cấp khu vực trung tâm tăng vọt
Trong khi giá bán căn hộ cao cấp tại các quận như Hà Đông, Nam Từ Liêm, Thanh Xuân dậm chân tại chỗ hoặc có xu hướng giảm nhẹ thì căn hộ cao cấp khu vực trung tâm lại chứng kiến mức tăng mạnh mẽ.
Kết quả khảo sát của Savills tính đến tháng 4/2019 cho thấy mức tăng ấn tượng của căn hộ cao cấp khu vực trung tâm. Cụ thể, Hanoi Aqua Central (Ba Đình), giá chào bán 2017 trong khoảng 50 - 92 triệu đồng/m2 thì nay giá rao bán là 60 - 92 triệu đồng/m2; Sun Grand City Thụy Khê (Tây Hồ), giá trên thị trường sơ cấp năm 2017 là 48 - 106 triệu đồng/m2 thì đến nay giá chào bán lên tới 62 - 118 triệu đồng/m2; Hoàng Thành Tower (Hai Bà Trưng), giá tăng từ 65 - 75 triệu đồng/m2 năm 2011 lên 72 - 102 triệu đồng/m2 năm 2019; Golden Weslake (Tây Hồ), giá tăng từ 37 - 48 triệu đồng/m2 năm 2009 lên 52 - 75 triệu đồng/m2 năm 2019; vào năm 2009 Indochina Plaza Hà Nội (Cầu Giấy) được giao dịch với giá 37 - 47 triệu đồng/m2 thì nay giá chuyển nhượng là 45 - 58 triệu đồng/m2. Năm 2013, D2 Giảng Võ có giá bán 32 - 38 triệu đồng/m2, đến nay, giá đã tăng lên 39 - 52 triệu đồng/m2.
Trong năm 2019, phân khúc nhà ở cao cấp có nhiều triển vọng tích cực do nhu cầu nâng cấp nhà ở ngày càng tăng từ các hộ gia đình khá giả. Bên cạnh đó, nhu cầu đầu tư của người nước ngoài cũng tăng trưởng mạnh mẽ. Nhiều dự án cao cấp tung hàng gần đây đều hoàn thành hạn ngạch 30% người nước ngoài mua nhà ngay trong sự kiện ra mắt.