Aa

Loại hình bất động sản nào của Việt Nam hút vốn ngoại?

An Vũ
An Vũ pvhongvu@gmail.com
Thứ Tư, 15/08/2018 - 06:01

Vài năm gần đây, thị trường bất động sản Việt Nam nhận được sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, do văn hóa và nhu cầu khác nhau nên mỗi nhóm nhà đầu tư sẽ quan tâm đến loại hình bất động sản không giống nhau.

Bất động sản du lịch - nghỉ dưỡng là "miếng bánh ngọt"

Xu hướng nhà đầu tư là người nước ngoài đã xuất hiện rõ vài năm trở lại đây. Minh chứng rõ nhất là tại thị trường các địa phương ven biển như Đà Nẵng, Huế... đã có nhà đầu tư Hồng Kông, Singapore quan tâm và quyết định đầu tư. Đặc biệt, các thị trường ven biển như Đà Nẵng, Phú Quốc, phân khúc được các nhà đầu tư nước ngoài yêu thích là bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng vì doanh thu hấp dẫn. Trong khi đó, ở các thành phố lớn như Hà Nội và TP.HCM, các thương hiệu khách sạn quốc tế, căn hộ dịch vụ là mục tiêu mà nhóm nhà đầu tư này hướng tới.

Ghi nhận từ Savills cho thấy, thị trường khách sạn Việt Nam tăng trưởng mạnh mẽ với số lượng dự án mang thương hiệu nước ngoài và sự điều hành của nhà điều hành nước ngoài trong vài năm qua. Số dự án tăng từ 30 vào năm 2010 lên đến 79 dự án vào cuối năm 2017. Sự tăng trưởng này càng rõ rệt trong đầu năm 2018 khi thị trường liên tục công bố các thương hiệu điều hành mới như Mandarin Oriental (TP.HCM), Movenpick (TP.HCM), Best Western Premier (Quảng Bình)…

Ông Mauro Gasparrotti Giám đốc bộ phận Savills Hotels, Châu Á - Thái Bình Dương cho biết: "Chúng tôi nhận thấy sự quan tâm nhiều hơn của các nhà điều hành trong 3 năm gần đây, dẫn đến sự tăng trưởng mạnh mẽ về số lượng dự án du lịch nghỉ dưỡng. Các dự án nghỉ dưỡng thu hút được sự quan tâm của nhà điều hành nhiều hơn so với vài năm trước nhờ vào chất lượng sản phẩm tốt hơn, chú trọng vào thiết kế, tăng trưởng niềm tin với các đơn vị quản lý quốc tế, cũng như mong muốn của chủ đầu tư trong việc tạo ra sản phẩm khác biệt.

ở các thành phố lớn như Hà Nội và TP.HCM, các thương hiệu khách sạn quốc tế, căn hộ dịch vụ là mục tiêu mà nhóm nhà đầu tư này hướng tới.

Ở các thành phố lớn như Hà Nội và TP.HCM, các thương hiệu khách sạn quốc tế, căn hộ dịch vụ là mục tiêu mà nhóm nhà đầu tư này hướng tới.

Phần lớn các chủ đầu tư Việt Nam vẫn chưa có nhiều kinh nghiệm phát triển bất động sản nghỉ dưỡng. Tuy nhiên với số lượng các dự án đang tăng trưởng nhanh chóng, các chủ đầu tư sẽ học được kinh nghiệm từ thực tiễn và cung cấp đến thị trường các sản phẩm chất lượng hơn. Savills Hotels ước tính sẽ có hơn 30.000 phòng sẽ được đưa vào thị trường đến năm 2019".

Bất động sản ở Việt Nam rẻ nhưng sinh lời cao

Theo một báo cáo từ CBRE từng đưa ra, giá nhà trung bình tại Hà Nội và TP.HCM thấp hơn nhiều lần so với tại các thành phố Singapore, Thượng Hải… đồng thời cũng có khoảng cách khá lớn với Bangkok, Jakarta, Kuala Lumpur. Cụ thể như tại TP.HCM, một căn hộ sang trọng tọa lạc tại trung tâm thành phố tại Việt Nam có giá khoảng 115,3 triệu đồng/m2 (xấp xỉ 5.000 USD), nhưng ở Hong Kong, người mua phải bỏ ra số tiền gấp 4 lần. So sánh với các thị trường phát triển trong khu vực như Thượng Hải, Hồng Kông, các sản phẩm thuộc phân khúc bất động sản hạng A tại Việt Nam nhiều khi còn chưa đáp ứng đủ cho thị hiếu cao cấp của các khách hàng khó tính.

Với những nhà đầu tư có ngân sách từ 2 triệu USD trở lên và đã sở hữu những căn hộ sang trọng tại London hay Paris, khoảng cách giữa nhu cầu người mua và khả năng đáp ứng của bất động sản tại Việt Nam còn xa hơn nữa. Tuy nhiên, ở khía cạnh đầu tư, những người mua “kén chọn” đến từ Đài Loan, Hong Kong, hay Hàn Quốc luôn coi Việt Nam là một điểm đến lý tưởng. Giá bất động sản cạnh tranh hơn, đồng thời tỷ suất sinh lợi trên vốn đầu tư khá hấp dẫn.

Giám đốc một công ty nghiên cứu thị trường cho biết, trong những năm qua, mặt bằng giá bất động sản Việt Nam so với hầu hết các thành phố khác ở châu Á được cho là khá hấp dẫn, khả năng sinh lời cũng đang ở mức tốt, nhất là với một số dự án mà các nhà đầu tư lựa chọn kỹ thì vẫn có thể đạt khả năng sinh lời cao. Đó là lý do Việt Nam thu hút được nhiều nhà đầu tư ngoại.

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng mạnh vào bất động sản Việt Nam

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng mạnh vào bất động sản Việt Nam

Cơ hội đầu tư vào thị trường công nghiệp và hậu cần tại Việt Nam

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng mạnh đi kèm với sự dịch chuyển trong chuỗi giá trị đã và đang mở ra tương lai tươi sáng cho thị trường bất động sản khu công nghiệp tại Việt Nam. Ông Troy Griffiths, Phó Giám đốc Điều hành Savills Việt Nam khẳng định. “Chúng tôi đã chứng kiến lượng vốn ngoại rót vào Việt Nam từ thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore và Thái Lan. Tuy nhiên, chính phủ Việt Nam đều mong muốn chuyển dịch cơ cấu kinh tế thị trường giá rẻ và đặt mục tiêu tăng trưởng trong lĩnh vực sản xuất công nghệ cao, năng lượng tái tạo và các dự án thành phố thông minh”.

Xét về góc độ tổng thể của một nền kinh tế, việc đầu tư vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh, hướng dòng tiền vào việc tạo ra giá trị gia tăng là một bài toán lớn, cần sự phối hợp từ nhiều phía. Đặc biệt, trong bối cảnh thị trường đầu tư công nghiệp đang bước vào giai đoạn khởi đầu. Cụ thể vào đầu năm nay, thị trường đã chứng kiến một thỏa thuận mang tính bước ngoặt, đó là giao dịch bán và cho thuê lại tại VSIP Park - Công ty liên doanh TNHH Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore - với mức sinh lợi lên đến 10,7%. Tuy thị trường vốn đang ngày càng khan hiếm hơn, cùng với thanh khoản giảm dần do cổ phiếu tiếp tục bị nắm giữ nhưng thương vụ VSIP là một thỏa thuận vô cùng quan trọng cho thấy những khả năng có thể thực thi và mục tiêu lợi nhuận.

Trong khi đó, lĩnh vực logistics cũng đặt mục tiêu tăng trưởng do xuất khẩu tăng, sản lượng tiêu thụ nội địa tăng cũng như kết cấu cơ sở hạ tầng thiếu đồng bộ. Bên cạnh đó, những nhà cung cấp dịch vụ logistics thuê ngoài quốc tế đang đầu tư tích cực hơn vào thị trường Việt Nam và sẽ thúc đẩy nhu cầu phát triển cơ sở vật chất hiện đại hơn. Có thể nói, thị trường bất động sản khu công nghiệp và dịch vụ logistics đã đến thời điểm chín muồi của sự tăng trưởng vượt bậc khi thu hút nguồn vốn không nhỏ từ nước ngoài.

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Thương hiệu dẫn đầu

Liên kết hữu ích
Lên đầu trang
Top