Dự án Anland Complex - Nam Cường: "Mua danh ba vạn, bán danh ba đồng"
Có lẽ khi nhắc đến Tập đoàn Nam Cường, không ai có thể phủ nhận được vai trò to lớn của đơn vị này trong việc góp phần làm thay đổi diện mạo thị trường bất động sản khu vực phía Tây Hà Nội. Thế nhưng...
Với mục tiêu ban đầu là mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, chung cư Anland (Anland Complex) của tập đoàn Nam Cường mong muốn vượt hơn cả ý niệm về không gian sống chuẩn cao cấp nơi ồn ào phố thị. Nhưng đúng là mọi điều không hề dễ dàng như là mơ.
Gần đây, sát đến thời điểm bàn giao nhà cho khách hàng thì dự án Anland Complex của Tập đoàn Nam Cường đang phải chứng kiến những đợt "phản kháng" khá gay gắt từ phía những khách hàng đã đặt mua căn hộ ở dự án này. Bởi theo nhiều khách hàng đã đặt bút kí hợp đồng, xuống tiền chờ ngày nhận nhà, chung cư Anland mặc dù chưa bàn giao nhưng có quá nhiều vấn đề, nhiều hạng mục bàn giao không hề giống như trong hợp đồng mà chủ đầu tư đã cam kết trong quảng cáo trước đó.
Sau khi phản ánh với chủ đầu tư, nhưng không nhận được phản hồi thích đáng, hàng trăm khách hàng đã cùng nhau treo băng – rôn, khẩu hiệu phản đối thái độ ứng xử, cũng như việc cho rằng phía chủ đầu tư không trung thực trong việc thi công, xây dựng, hoàn thiện căn hộ.
Luật Đất đai 2013 thiếu nhất quán so với Luật Nhà ở 2014
Tại Diễn đàn "Bất động sản 2018: Tác động từ chính sách" diễn ra mới đây, GS Đặng Hùng Võ - Nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường đã chỉ ra những điểm thiếu nhất quán và chưa phù hợp thực tiễn của Luật đất đai 2013 so với Luật nhà ở và Luật kinh doanh bất động sản 2014.
Theo giáo sư Đặng Hùng Võ, Luật Đất đai 2013 đang thiếu nhất quán đối với quy định về chế độ sử dụng đất ở so với Luật Nhà ở 2014 và Luật kinh doanh Bất động sản 2014.
Cụ thể, trước đó Luật Đất đai 2003 quy định cho phép các doanh nghiệp được sử dụng đất ở lâu dài để xây dựng nhà ở cho nhân viên của mình, nhất là khuyến khích các doanh nghiệp tự giải quyết nhà ở cho công nhân làm việc tại các khu công nghiệp, cũng như để phát triển các dự án nhà ở cho thuê. Luật Nhà ở 2014 tiếp tục quy định về quyền sử dụng đất ở của doanh nghiệp giống như các quy định tại Luật đất đai 2003.
Thế nhưng, Luật đất đai 2013 lại chỉ cho phép doanh nghiệp được sử dụng đất ở có thời hạn bằng thời hạn của dự án xây dựng nhà ở để bán (khoản 3 điều 126), trường hợp xây dựng nhà ở để cho thuê thì phải chuyển sang thuê đất của nhà nước (điểm đ khoản 1 Điều 56).
Lợi dụng cổ phần hóa, nhiều doanh nghiệp định giá sai để “chiếm dụng vốn”
Có nhiều doanh nghiệp khi xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa đã cố tình “để quên ” hoặc tính thiếu giá trị quyền sử dụng đất dẫn đến xác định giá đất thấp hơn giá thị trường…
Đó là ý kiến của Chủ nhiệm UBKT Quốc hội Vũ Hồng Thanh trong buổi thảo luận về việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản Nhà nước (TSNN) tại doanh nghiệp và cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) giai đoạn 2011 - 2016 tại Kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XIV ngày 28/5 vừa qua.
Theo đó, tính đến cuối năm 2016 cả nước còn 583 doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, 273 doanh nghiệp cổ phần. Tổng tài sản tại DNNN giữ 100% là hơn 3,05 triệu tỷ đồng (tăng 45,8%), trong đó vốn Nhà nước gần 1,4 triệu tỷ đồng.
Cũng theo kết quả giám sát của Đoàn giám sát Quốc hội, hiện đã có 571 doanh nghiệp cổ phần hoá trong 6 năm qua, các chỉ số kinh doanh tại hầu hết DNNN đều tăng sau bán vốn Nhà nước, tổng tài sản tăng 39%, doanh thu tăng 29%, thu nhập bình quân của người lao động tăng 33%... Đến cuối 2015, các Tập đoàn, Tổng Công ty Nhà nước đã thoái vốn được gần 10.000 tỷ đồng.
Toàn cảnh đại công trường hạ tầng giao thông quy mô lớn trải dài khắp khu Đông TP.HCM
ở Giao thông - Vận tải (GTVT) TPHCM cho biết sẽ đẩy nhanh xây dựng và hoàn thành các dự án hạ tầng giao thông trọng điểm, giải quyết ùn tắc và dần khép kín hệ thống hạ tầng giao thông đô thị trên địa bàn.
Trong đó, các dự án giao thông khu Đông TP sẽ được ưu tiên thực hiện hoàn thành, bao gồm đường song hành cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây; đường Vành đai 2 (từ cầu Phú Hữu đến nút giao Gò Dưa, nút giao Mỹ Thủy, nút giao An Phú); cầu Thủ Thiêm 2; nút giao thông khác tại vòng xoay Mỹ Thủy - công trình trọng điểm về giải tỏa ùn tắc giao thông tại khu vực Khu đô thị cảng Cát Lái.
Song song đó, dự án xây dựng cầu bắc qua đảo Kim Cương, vốn đầu tư 500 tỷ đồng, nằm trên tuyến đường ven sông Sài Gòn đang được xây dựng giúp kết nối khu vực Thạnh Mỹ Lợi, khu Cát Lái (quận 2) với trung tâm thành phố. Ngày hôm nay (30/5) cầu sẽ hoàn thành giai đoạn 1 và đưa vào khai thác, dự kiến toàn bộ dự án (bao gồm các tuyến đường dẫn) sẽ được hoàn thành và đưa vào sử dụng cuối năm 2019.
Trong giai đoạn 2018-2020, Sở GTVT sẽ tiếp tục triển khai nâng cấp, mở rộng hạ tầng giao thông phía Đông, như mở rộng đường Nguyễn Duy Trinh; xây dựng đoạn tuyến kết nối từ cầu Phú Hữu đến Xa lộ Hà Nội (bao gồm nút giao thông Bình Thái); xây dựng đường nối từ cảng Cát Lái ra đường Vành đai 2; nâng cấp, mở rộng đường Nguyễn Thị Định (đoạn từ cầu Giồng Ông Tố đến cầu Mỹ Thủy)...
Không gian làm việc chung tại Việt Nam đang "lột xác" như thế nào?
Cho đến tháng 4/2018, Hà Nội có tổng cộng 19 không gian làm việc chung, con số này ở TP.HCM là 15, đến từ 23 đơn vị điều hành – trong đó có 2 đơn vị nước ngoài. Trong năm 5 qua, số lượng không gian làm việc chung tăng lên 62% và ghi nhận tỷ lệ tăng trưởng trung bình 55%. Theo dự báo, cho đến cuối năm 2018, Hà Nội và TP.HCM sẽ chiếm lần lượt 56% và 44% tổng nguồn cung 45 không gian làm việc chung.
Trao đổi với Reatimes mới đây, đại diện CBRE Việt Nam cho rằng, các đơn vị điều hành trong nước như Toong, UP, Circo và Dreamplex đều đang mở rộng thị phần mạnh mẽ thể hiện qua việc các nhà vận hành này đang chia lẻ thị phần khi so sánh với năm 2017. Tuy nhiên, khi thị trường đang phát triển cả về các cơ sở và đơn vị điều hành thì các đơn vị nhỏ lẻ với chỉ duy nhất 1 cơ sở cũng đang phát triển nhanh chóng, dự kiến tăng lên từ 30% tổng thị phần của năm ngoái lên đến 42% vào cuối năm 2018; các đơn vị vận hành lớn chiếm trung bình khoảng 12% thị phần.
So sánh sự khác biệt giữa thị trường phân khúc này từ trước đến nay, đại diện CBRE nhận định, trước đây, các cơ sở không gian làm việc chung thường không nằm tại các tòa nhà hạng A hoặc vị trí trung tâm, do đơn vị vận hành cần giữ giá thuê ở mức hợp lý. Không gian làm việc chung thường thấy tại các tòa nhà sử dụng dưới hiệu suất ở khu vực ngoài trung tâm. Cả Toong và Up, hai thương hiệu không gian làm việc chung tại Việt Nam, cùng đặt địa điểm tại các tòa nhà hạng B hoặc thấp hơn.