Môi giới bất động sản kể chuyện vui buồn cuối năm
Lau những giọt mồ hôi sau một buổi sáng chạy đi, chạy lại với mấy vị khách tiềm năng, anh Nguyễn Ngọc Tuấn, nhân viên môi giới của một sàn giao dịch bất động sản tại quận Thủ Đức (TP.HCM) bắt đầu câu chuyện bằng những kỷ niệm hồi mới vào nghề.
Bắt đầu từ năm 2015, khi mới ra trường cũng là lúc thị trường bất động sản đang ấm dần lên, viễn cảnh được khoác lên mình bộ vest sang trọng, được làm việc trong một môi trường năng động, gặp gỡ những người giàu có và thành đạt... đã thôi thúc Tuấn bước chân vào nghề môi giới.
Với tất cả sự hào hứng, nhiệt huyết và quyết tâm của tuổi trẻ, anh “cháy” với nghề một cách hết mình bất kể ngày hay đêm, mưa hay nắng. Thời gian ban ngày là khoảng thời gian làm việc tại văn phòng của công ty hoặc chia nhau ra các ngả đường để phát tờ rơi, tối về thì phải tranh thủ để đi treo tờ quảng cáo.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Đồng tiền FDI: Đã đến lúc phải lọc dự án
Nhận định về tình hình thu hút FDI vào nền kinh tế nói chung và bất động sản nói riêng, TS. Phan Hữu Thắng - nguyên Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam - cho rằng, năm 2018 FDI ghi nhận nhiều dấu mốc ấn tượng. Sang năm 2019, tình hình tiếp tục khả quan, nhưng cũng đã đến lúc cần có cái nhìn thực tế hơn về dòng tiền này.
"Sau 30 năm dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam, đã đến lúc cần nhìn vào thực tiễn của đồng tiền này. Chúng ta đừng phủ nhận vai trò, đóng góp của đồng tiền FDI, nhưng như tôi đã nói, không có nhà đầu tư nào mang tiền đi đầu tư lại không muốn thu lời. Và để đạt được mục tiêu thu lời qua đầu tư thương mại, họ phải có phương pháp để kiếm lời nhiều nhất. Đó là thực tiễn. Nhưng nếu chúng ta quản lý không tốt, thì không thể hạn chế được mặt tiêu cực của đồng tiền FDI. Cho nên đến thời điểm này, sau 30 năm, khi chúng ta đã trưởng thành hơn, hiểu biết hơn thì chúng ta cần đưa ra những giải pháp hạn chế tiêu cực, để việc thu hút đầu tư nước ngoài ngày càng bền vững, hiệu quả hơn" - ông Thắng cho biết.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Nhà đầu tư nước ngoài cần chuẩn bị gì khi đầu tư bất động sản tại Việt Nam?
Từ năm 2015, khi chính phủ nới lỏng chính sách người nước ngoài mua bất động sản tại Việt Nam, cho phép các nhà đầu tư ngoại quốc sở hữu 30% số căn hộ trong các dự án nhà ở mới, hạn ngạch này nhanh chóng được các nhà đầu tư đến từ Hong Kong, Hàn Quốc và Trung Quốc lấp đầy. Ngoài ra, kiều bào Việt Nam cũng là một nhóm đầu tư tích cực tại thị trường quê nhà.
Theo ông Kenny Law, chuyên gia Savills, bước đầu tiên nhà đầu tư nước ngoài nên làm khi có ý định đổ vốn vào Việt Nam là tìm tới sự trợ giúp của một đơn vị môi giới để có thể nắm chắc các chu trình và loại giấy tờ pháp lý. Tuy Luật sở hữu nhà ở năm 2015 sửa đổi đã cho phép người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam nhưng vẫn còn tồn đọng một số bất cập trong thủ tục mua bán. Bởi vậy sự trợ giúp của một đơn vị môi giới chuyên nghiệp có thể giúp nhà đầu tư nhận được hỗ trợ tốt nhất.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Thủ tướng duyệt khung lãi suất vay mua nhà ở xã hội
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa ký ban hành Khung lãi suất cho vay ưu đãi tại Ngân hàng Chính sách xã hội đối với các đối tượng mua, thuê mua nhà ở xã hội; xây dựng mới hoặc cải tạo, sữa chữa nhà để giai đoạn 2019 - 2020.
Theo đó, Thủ tướng quyết định lãi suất cho vay đối với các trường hợp trên không thấp hơn lãi suất cho vay hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở theo Quyết định số 33/2015/QĐ-TTg ngày 10/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011 - 2015 và không vượt quá lãi suất cho vay ưu đãi của các tổ chức tín dụng do Nhà nước chỉ định để mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội.
Xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà để ở theo quy định của Nghị định số 100/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Nhóm ngành dầu khí cần tháo gỡ khó khăn
Sau nhiều quý liên tiếp tăng trưởng cao, Tổng Công ty Khí Việt Nam GAS đã có sự chậm lại trong lợi nhuận. Theo báo cáo tài chính quý IV, doanh thu GAS vẫn tăng trưởng 11% lên 19.118 tỷ đồng. Dù vậy, lợi nhuận sau thuế về 3.273 tỷ đồng, giảm 13% so với cùng kỳ năm 2017.
Năm 2019, GAS dự kiến doanh thu và lợi nhuận trước thuế lần lượt 59.000 tỷ đồng và 9.300 tỷ. Lãi ròng dự kiến hơn 7.400 tỷ đồng với kịch bản giá dầu 65 USD.
CTCP Bọc ống dầu khí Việt Nam (mã PVB) có kết quả kinh doanh đi xuống so với năm trước. PVB tiếp tục kinh doanh dưới giá vốn trong quý IV/2018 khi ghi nhận khoản lỗ 7 tỷ đồng, trong khi quý IV/2017 vẫn có lãi 37 tỷ đồng.