Aa

Một số huyện có khả năng lên quận sớm, nhà đất giáp ranh TP.HCM lại thấp thỏm

Thứ Năm, 05/12/2019 - 10:30

Một số huyện có khả năng lên quận sớm, nhà đất giáp ranh TP.HCM lại thấp thỏm; Cocobay phá vỡ cam kết lợi nhuận: Không đủ lực để tạo ra sự đổ vỡ domino... là một số tin tức nổi bật 24h qua.

Một số huyện có khả năng lên quận sớm, nhà đất giáp ranh TP.HCM lại thấp thỏm

Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Thiện Nhân thông tin, huyện Nhà Bè trong những năm tới sẽ không còn ai làm nông nghiệp. Bí thư TPHCM cho rằng đây là bài toán đặt ra với quy hoạch của thành phố. "Nếu lên quận thì huyện Nhà Bè là số 1", ông Nhân nói.

Cho dù việc từ huyện lên thành quận vẫn còn đang được chính quyền địa phương tính toán, nhưng thị trường bất động sản Bình Chánh và Nhà Bè, nhất là khu vực giáp ranh quận 7 đã bùng nổ mạnh mẽ suốt mấy năm qua. Các dự án nhà ở mới, các công trình thương mại dịch vụ mọc lên san sát, hút theo một lượng lớn dân cư đổ về mua nhà và sinh sống. "Chiếc áo" xã, huyện đã tỏ ra chật chội, không còn phù hợp với một khu vực có tốc độ đô thị hoá vũ bão như Bình Chánh và Nhà Bè.

Vẫn còn khoảng trống mà Bình Chánh, Nhà Bè cần phải khoả lấp để thoả mãn tiêu chí trở thành quận, trong đó có việc phát triển các khu đô thị và hệ thống cơ sở hạ tầng để thu hút dân về sinh sống, thay đổi diện mạo đô thị.

Hiện tại, Nhà Bè đã có kế hoạch nâng cấp và mở rộng tuyến đường Nguyễn Hữu Thọ và Lê Văn Lương. Bên cạnh đó, hàng loạt các công trình giao thông trọng điểm kết nối Nam Sài Gòn với trung tâm Thành phố đang được khởi động như cầu Thủ Thiêm 4 nối đường Nguyễn Văn Linh với Khu đô thị mới Thủ Thiêm; tuyến Metro số 4 kết nối quận 7 và Nhà Bè với trung tâm Thành phố; hệ thống hầm chui và cầu vượt tại ngã tư Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ.

Xem chi tiết tại đây

Ảnh minh họa

Cocobay phá vỡ cam kết lợi nhuận: Không đủ lực để tạo ra sự đổ vỡ domino

Từng được mệnh danh là mô hình lai đầy lý tưởng trên thị trường bất động sản, condotel đã từng “làm mưa làm gió” trên phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng .

Tuy nhiên, đến năm 2018, mô hình mới này đã có sự giảm nhiệt. Số lượng nhỏ giọt trong nguồn cung và tính hấp thụ của dòng sản phẩm này đã không còn đạt như kỳ vọng. Tình trạng này kéo dài cho đến năm 2019.

Dưới góc độ của những doanh nghiệp tham gia thị trường, giới đầu tư cho rằng, đây chỉ là rủi ro thông thường của thị trường. Ông Phạm Lâm, CEO DKRA nhấn mạnh, việc phá vỡ cam kết lợi nhuận của Cocobay không thể quy chụp đại diện cho cả thị trường.

“Chúng ta không thể lấy một dự án, một sự việc để quy chụp cho toàn bộ thị trường. Mọi thứ vẫn đang rất ổn tại các dự án khác. Số lượng căn condotel ở Cocobay chỉ chiếm một phần nhỏ trên tổng lượng cung trên thị trường. Cần nhìn đa chiều trước một vấn đề”.

Xem chi tiết tại đây

Bất thường vụ “phù phép” đất vàng 87 Nguyễn Thái Học

Lô đất 87 Nguyễn Thái Học rộng 451m2 cùng tài sản trên đất là khách sạn 9 tầng được cơ quan chức năng Hà Nội cho Công ty TNHH kinh doanh tổng hợp Huy Hùng thuê 50 năm. Hiện sổ đỏ cấp cho công ty này đã bị thu hồi.

Trên thực tế, Công ty Huy Hùng chỉ được quản lý, khai thác khách sạn Bàn Cờ tới ngày 31/12/2012. Vậy nhưng, không hiểu căn cứ vào đâu mà ngày 29/11/2013, Sở Tài nguyên và Môi trường lại có Tờ trình số 6597/TTr-STNMT-ĐKTK đề nghị UBND TP. Hà Nội thu hồi 451,0m2 đất tại số 87 Nguyễn Thái Học cho Công ty Huy Hùng thuê để tiếp tục sử dụng cùng công trình đã xây dựng là khách sạn.

...

Theo ghi nhận của PV, hiện tại khách sạn Bàn Cờ đang được nhiều đơn vị thuê và hoạt động kinh doanh như: Xông hơi, nhà hàng, KFC, cà phê…

Từ những viện dẫn trên, dư luận đặt câu hỏi không hiểu căn cứ vào đâu mà cơ quan chức năng TP. Hà Nội cho thuê đất, cấp sổ đỏ cho Công ty Huy Hùng với thời hạn 50 năm? Liệu rằng quá trình trên có đúng quy định của Luật Đất đai và các văn bản quy phạm pháp luật tại thời điểm đó hay không? Nếu sai, các tổ chức và cá nhân nào sẽ phải chịu trách nhiệm?

Xem chi tiết tại đây

Nhiều năm nay, khách sạn Bàn Cờ đang được nhiều đơn vị thuê và hoạt động kinh doanh như: Xông hơi, nhà hàng, KFC, cà phê… (Ảnh: Hà Cường)

Siết tín dụng vào bất động sản năm 2020: Doanh nghiệp khó trăm bề

Chưa đầy 1 tháng nữa, tức đầu năm 2020, dòng vốn từ các tổ chức tín dụng chảy vào bất động sản sẽ bị siết chặt theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước.

Như vậy, sau 3 năm, lộ trình siết tín dụng bất động sản đã chính thức được chốt lại.

Cụ thể, từ 1/1/2020 đến ngày 30/9/2020, tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung và dài hạn là 40%, từ tháng 10/2022 sẽ giảm xuống còn 30%. Đặc biệt, bên cạnh việc giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn, Ngân hàng Nhà nước còn tăng hệ số rủi ro khi kinh doanh bất động sản từ 150% lên 200%.

Bà Trang Bùi - Giám đốc Thị trường Công ty tư vấn Jones Lang Lasalle Việt Nam đánh giá, động thái của Ngân hàng Nhà nước là chính sách tương đối giống với cách kiểm soát tại nhiều thị trường bất động sản trên thế giới và phù hợp với bối cảnh hiện nay của Việt Nam.

Nhìn ở một khía cạnh khác, giới chuyên môn cho rằng, động thái siết vốn của các ngân hàng sẽ giúp thanh lọc khỏi thị trường những chủ đầu tư yếu kém. Đây cũng là động lực để các doanh nghiệp bất động sản phải chủ động chuyển hướng mạnh mẽ để tìm kiếm nguồn vốn từ các kênh khác trong năm nay.

Xem chi tiết tại đây

Ai đã đánh thức miền di sản?

Thập niên 90, du khách quốc tế bị hấp dẫn bởi vẻ đẹp có một không hai của vịnh Hạ Long, nơi những hang động gây sửng sốt bởi lớp nham thạch từ hàng ngàn năm, những hòn đảo hoang sơ, những dãy núi đá vôi tạo hình thù kỳ quái… Hạ Long khi ấy mang vẻ đẹp kiêu sa của một thành phố di sản, mang sức hấp dẫn của một kỳ quan thiên nhiên.

Nhưng Hạ Long có phần trầm mặc và buồn tẻ. Những con thuyền gỗ cũ kỹ đưa khách theo tour thăm động Thiên Cung, hang Đầu Gỗ, ra bãi tắm Ti Tốp, rồi vừa đi vừa ngắm những hòn Trống Mái, hòn Lư Hương… Cả thành phố Hạ Long dường như chỉ gói gọn trong lịch trình khám phá Vịnh quen thuộc, quẩn quanh. Đến Hạ Long một lần cũng coi như đã hiểu hết hồn cốt và vẻ đẹp của vùng đất này rồi.

Vài năm trở lại đây, với sự vào cuộc của kinh tế tư nhân, sự đầu tư với quy mô khủng của những tập đoàn hàng đầu trong lĩnh vực du lịch, Quảng Ninh được thổi một luồng sức sống mới tràn trề. Ông Phạm Ngọc Thuỷ, giám đốc Sở Du lịch Quảng Ninh chia sẻ: “Thời gian qua, những nhà đầu tư lớn nhất về dịch vụ của đất nước Việt Nam đều có mặt ở Quảng Ninh, mang đến một diện mạo mới cho Quảng Ninh”. Mới nhất có lẽ phải kể đến là Hạ Long.

Sự lột xác của Hạ Long lần đầu tiên được đánh dấu bằng bãi tắm dài 2 cây số đẹp như một giấc mơ được Sun Group cải tạo và đầu tư tại trung tâm Bãi Cháy. Giờ đây, khách tắm ở Bãi Cháy đông như nêm, lớp cát trắng mịn màng trải dài và nước biển trong sạch đã trở thành một “đặc sản” của thành phố biển.

Từ cú lột xác đó, Hạ Long chuyển mình một cách ngoạn mục với vô số hạng mục được đầu tư bài bản bởi những tập đoàn chiến lược như Sun Group. Trong số đó, Sun World Halong Complex là một trong những điểm nhấn hoàn hảo. Tổ hợp vui chơi giải trí khổng lồ lớn nhất miền Bắc này có tổng diện tích lên đến 214 ha, với công viên chủ đề Dragon Theme Park, công viên nước Typhoon Water Park và khu vui chơi trên đồi Ba Đèo kết nối bởi cáp treo Nữ Hoàng băng qua vịnh Cửa Lục, mang đến những trải nghiệm vô tiền khoáng hậu cho du khách đến với Quảng Ninh.

Xem chi tiết tại đây 

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Thương hiệu dẫn đầu

Lên đầu trang
Top