Mới đây, TP. Hà Nội đã ban hành kế hoạch quản lý, đầu tư và phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn trong năm 2025.
Theo đó, TP đặt mục tiêu khởi công xây dựng hạ tầng kỹ thuật (HTKT) các cụm công nghiệp còn lại, nhằm hoàn thành khởi công xây dựng HTKT 43 cụm công nghiệp được thành lập trong giai đoạn 2018-2020.
Cùng với đó, sẽ hoàn thành xây dựng hạ tầng 30 cụm công nghiệp đã khởi công từ năm 2021-2024, quyết định thành lập, mở rộng thêm 15-20 cụm công nghiệp.
Cụ thể, TP đặt mục tiêu triển khai đầu tư xây dựng HTKT các cụm công nghiệp đã có quyết định thành lập, trong đó có cụm công nghiệp CN3 (huyện Sóc Sơn); tổ chức khởi công và xây dựng HTKT các cụm công nghiệp còn lại được thành lập trong giai đoạn 2018-2020; hoàn thành giải phóng mặt bằng cũng như chuẩn bị đầy đủ các thủ tục để khởi công xây dựng HTKT cụm công nghiệp Bình Minh - Cao Viên (huyện Thanh Oai).
Trong năm 2025, TP. Hà Nội cũng sẽ đẩy mạnh các hoạt động quảng bá, xúc tiến đầu tư đối với các cụm công nghiệp trong phương án phát triển cụm công nghiệp, giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; tổ chức kêu gọi đầu tư xây dựng HTKT đối với cụm công nghiệp Lâm Giang (huyện Gia Lâm).
Theo đó, sẽ phấn đấu 100% CCN xây dựng mới có trạm xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn hoặc quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng, 100% CCN, CCN làng nghề đã đi vào hoạt động có trạm xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn hoặc quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng.
Sở Công Thương là cơ quan đầu mối chủ trì, có trách nhiệm phối hợp với các Sở, ngành, UBND quận, huyện, thị xã triển khai thực hiện các dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật CNN theo đúng quy định của pháp luật, quyết định thành lập và quy hoạch chi tiết đã được phê duyệt nhằm đảm bảo tiến độ khởi công cũng như hoàn thành xây dựng hạ tầng kỹ thuật theo tiến độ đã đề ra.
Theo Nghị quyết số 1210/2016, đô thị đặc biệt được xác định có vị trí, chức năng và vai trò quan trọng, bao gồm Thủ đô hoặc trung tâm tổng hợp cấp quốc gia, quốc tế về các lĩnh vực như kinh tế, tài chính, văn hóa, giáo dục, đào tạo, du lịch, y tế, khoa học và công nghệ. Ngoài ra, đô thị đặc biệt còn là đầu mối giao thông và giao lưu quốc tế, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước.
Theo quy định, một đô thị đặc biệt phải có quy mô dân số từ 5 triệu người trở lên, trong đó khu vực nội thành phải đạt từ 3 triệu người trở lên.
Hiện tại, Hà Nội và TP. HCM là hai thành phố được xếp loại đô thị đặc biệt. Thủ đô Hà Nội có diện tích hơn 3.358km2 với dân số hơn 8,2 triệu người, trong khi TP. HCM rộng 2.095km2 với dân số gần 10 triệu người.