Aa

Ngã rẽ bất ngờ của nhiều đại gia BĐS

Thứ Hai, 05/06/2017 - 14:01

Phát triển BĐS nghỉ dưỡng: Cơ hội đầu tư không phân biệt “nội – ngoại”; Thị trường diễn biến trái chiều, cổ phiếu tôn, thép lên ngôi; Ngã rẽ bất ngờ của nhiều đại gia BĐS... là những thông tin được quan tâm trong 24h qua

Đề xuất dùng 3-5 triệu Đô la Mỹ vốn ODA xây nhà ở xã hội

Về đề xuất chủ trương đầu tư dự án nhà ở xã hội (NƠXH) sử dụng ODA không hoàn lại từ Hàn Quốc, vừa qua Bộ Xây dựng đã có Văn bản số 1166/BXD-QLN trả lời Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Trước đó, Bộ Xây dựng đã có đề xuất Chính phủ xem xét, cho phép lĩnh vực nhà ở xã hội nói chung và dự án “Xây dựng mô hình đầu tư thí điểm nhà ở xã hội tại một số địa phương trọng điểm ở Việt Nam” được sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và nguồn vay ưu đãi. Mô hình này được thực hiện theo quy định tại khoản 9, Điều 7 Nghị định số 38/2013/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý sử dụng nguồn ODA và nguồn vay ưu đãi của các nhà tài trợ.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Hạ mục tiêu tăng trưởng tín dụng, nhân tố làm cản trở lối đi của các khoản vay BĐS?

Tăng trưởng tín dụng của Việt Nam đã nhìn thấy những tín hiệu tích cực kể từ đầu năm đến nay. Theo số liệu thống kê từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính riêng trong 2 tháng đầu năm 2017, tăng trưởng tín dụng đã đạt mức 1,23 %, tăng 0,33% so với cùng kỳ năm ngoái. Hết tháng 4 vừa qua, tăng trưởng cho vay toàn hệ thống đạt 5,76%, tăng 1,73% so với thời điểm cuối quý 1 và cao hơn khá nhiều so với cùng kỳ 3 năm trở lại đây, con số thống kê của Công ty Chứng khoán Bảo việt (BVSC) cho biết.

Khả quan về tăng trưởng tín dụng, tuy nhiên, các ngân hàng và các tổ chức tín dụng Việt Nam vẫn tỏ ra vô cùng thận trọng và chặt chẽ trong đánh giá, duy trì chất lượng của các khoản vay.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Phát triển BĐS nghỉ dưỡng: Cơ hội đầu tư không phân biệt “nội – ngoại”

Trao đổi với Reatimes về kênh đầu tư BĐS nghỉ dưỡng, Công ty tư vấn dịch vụ BĐS JLL cho rằng, Việt Nam vẫn là một điểm đến đầu tư hấp dẫn không chỉ đối với riêng thị trường khách sạn mà còn cả các phân khúc BĐS khác nhờ vào điều kiện thị trường không ngừng được cải thiện.

Sức hấp dẫn của thị trường này có thể thấy thông qua lượng vốn đầu tư đổ vào ngành này. Trong đó, các giao dịch liên quan đến BĐS khách sạn, nghỉ dưỡng đã chiếm tới 20% tổng số giao dịch thành công trên tất cả các phân khúc và khắp cả nước trong 5 năm qua.

Hiện, các công ty quản lý khu vực và quốc tế cũng đang tích cực tìm kiếm các BĐS nghỉ dưỡng ở Việt Nam để tìm cơ hội hợp tác quản lý. Ví dụ như JW Marriott (Phú Quốc và Đà Nẵng), Sol House của Melia (Phú Quốc), Four Points (Đà Nẵng), Raddison Blu và Mövenpick (Cam Ranh), Holiday Inn và Hilton (TP.HCM), Wyndham (Vịnh Hạ Long)...

Xem thông tin chi tiết tại đây

Ngã rẽ bất ngờ của nhiều đại gia BĐS

Xu hướng doanh nghiệp ngoài ngành “nhảy” sang mảng kinh doanh khác ngày càng lan rộng. Từ những doanh nghiệp đơn thuần là kinh doanh ô tô lại nhảy vào địa ốc, hay có doanh nghiệp từ địa ốc lại “đá” sang mảng hàng không. Có những doanh nghiệp trước giờ chỉ trung thành với một phân khúc riêng biệt thì giờ đây cũng mạnh dạn lấn sân sang các phân khúc khác vốn không phải là thế mạnh của mình.

Mới đây nhất, tỷ phú Trịnh Văn Quyết bất ngờ thông báo sẽ 700 tỷ đồng để thành lập công ty TNHH Hàng không Tre Việt (Viet Bamboo Airlines). Theo đó, tập đoàn FLC sẽ sở hữu 100% tại Tre Việt và giao ông Đặng Tất Thắng, Phó Tổng giám đốc FLC, làm người đại diện quản lý phần vốn góp của FLC tại Tre Việt.

Trong khi đó lại có Công ty CP Ô tô Trường Hải (Thaco) - “ông lớn” trong lĩnh vực kinh doanh ô tô “chen chân” vào lĩnh vực BĐS.

Xem thông tin chi tiết

Thị trường diễn biến trái chiều, cổ phiếu tôn, thép lên ngôi

Thông tin nổi bật nhất tuần qua có tác động đến thị trường chứng khoán là sự giảm điểm của chỉ số quản lý mua hàng (PMI). PMI tháng 5 đạt 51,6 điểm, giảm từ mức 54,1 điểm của tháng trước. Mặc dù chỉ số tiếp tục cho thấy các điều kiện kinh doanh vẫn được cải thiện trong lĩnh vực sản xuất, tuy nhiên tốc độ cải thiện là yếu nhất kể từ tháng 3/2016.

Theo quan sát của Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC), tăng trưởng của lĩnh vực sản xuất đã chậm lại trong tháng 5; cả sản lượng và số lượng đơn đặt hàng mới đều giảm tốc, cùng với đó là sự chậm lại của tốc độ tạo thêm việc làm mới.

Về khía cạnh giá cả, tốc độ tăng chi phí chậm lại đáng kể so với mức cao của tháng 3. Áp lực lên giá cả đã giảm, đồng thời cùng là dấu hiệu cho thấy lực cầu đã yếu đi, khiến doanh nghiệp giảm giá bán lần đầu tiên trong vòng 9 tháng.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Thương hiệu dẫn đầu

Lên đầu trang
Top