Aa

Ngân hàng thở phào khi có cơ chế xử lý “cục máu đông” BĐS?

Chủ Nhật, 04/06/2017 - 08:16

Cảnh báo "trái đắng" khi mua đất nền tách thửa lách luật; Ngày 30/6, Hà Nội hoàn thành cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Ngân hàng thở phào khi có cơ chế xử lý “cục máu đông” bất động sản?... là những thông tin đươc quan tâm trong 24h qua

Cảnh báo "trái đắng" khi mua đất nền tách thửa lách luật

Thời gian qua, nhiều quy định về tách thửa đã được CP ban hành, trong đó Quyết định 33/2014/QĐ-UBND của UBND TP. HCM quy định khá chặt chẽ về các trường hợp tách thửa, phân lô đất, giúp người dân có nhu cầu thực tiếp cận được với nhà ở với giá vừa túi tiền. Tuy nhiên, cũng nhiều chủ đầu tư đã lợi dụng vào Quyết định này để phân lô bán nền nhỏ lẻ, khiến cho tình trạng phân lô bán nền, tách thửa diễn ra tràn lan, hậu quả là tạo nên nhiều khu dân cư nhếch nhác.

Giới chuyên gia cho rằng, để lách luật theo Quyết định 33, các đầu nậu thường "xẻ" một khu đất nông nghiệp lớn ra làm nhiều thửa nhỏ hơn 2.000 m2 để tránh phải lập dự án và chuyển mục đích sử dụng sang đất ở “núp bóng” dưới tên một cá nhân cá nhân nào đó để tiếp tục phân lô ra bán. Việc này có thể giúp chủ đầu tư giảm tối đa tiền thuế sử dụng đất cũng như không phải đóng tiền sử dụng đất vượt hạn mức làm thất thoát khoản thu ngân sách Nhà nước.

Theo thống kê chưa đầy đủ của Sở TNMT TP. HCM, sau 18 tháng Quyết định 33 của UBND TP có hiệu lực, toàn thành phố có hơn 4.100 trường hợp tách thửa và chuyển đổi từ đất nông nghiệp sang đất ở. Việc này diễn ra ồ ạt ở những quận, huyện vùng ven, nhất là ở quận Thủ Đức, quận 9, quận Bình Tân và các huyện Hóc Môn, Bình Chánh.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Hàng trăm cư dân VP3 Linh Đàm đội nắng căng băng rôn đòi Mường Thanh trả nước sạch

Bức xúc do mất nước liên tục nhiều ngày qua, sáng 3/6, hàng trăm hộ dân chung cư VP3 (Khu đô thị mới Linh Đàm, phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội) đã tập trung căng băng rôn yêu cầu chủ đầu tư là Tập đoàn Mường Thanh phải khắc phục tình trạng thiếu nước, đảm bảo sinh hoạt cho cư dân.

Theo ông Nguyễn Văn Hải, đại diện cư dân tòa nhà VP3, tình trạng thiếu nước sạch khiến người dân rất bức xúc. Ngày 2/6, sau nhiều lần kiến nghị, chủ đầu tư đã tăng cường điều tiết nước, sử dụng xe téc đưa nước vào bể ngầm cho các hộ dân VP3. Tuy nhiên, giải pháp trên chỉ là tình thế, gặp nhiều rủi ro, không đảm bảo cung cấp nước đầy đủ và ổn định cho cư dân. Chủ đầu tư phải có giải pháp đảm bảo nguồn nước sinh hoạt đầy đủ và đảm bảo quyền lợi cho người dân.

“Năm nào cứ đến dịp nắng nóng, nguồn nước sạch cũng thiếu. Tuy nhiên, mọi năm chỉ mất ít nhưng nhiều ngày nay nước sạch mất triền miên, đặc biệt trong cái nóng 40 độ C khiến cuộc sống sinh hoạt của gia đình tôi bị đảo lộn”, anh Vũ Quốc Thưởng (37 tuổi), sống ở tầng 28 chung cư VP3 bức xúc.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Cẩn thận "sập bẫy" cắt lỗ sau cơn sốt đất nền

Tại buổi Tọa đàm trực tuyến với chủ đề "Có nên xuống tiền trong "cơn say" đất nền" diễn ra mới đây, các chuyên gia BĐS nhận định rằng, hiện thị trường đất nền TP. HCM đã có sự điều chỉnh mang tính ổn định và tích cực hơn, song giá đất tại các địa bàn “nóng” như quận 2, quận 9, Thủ Đức… hầu như không giảm là bao.

Nguyên nhân được cho là do cò đất thấy "động" đã tạm thời tháo chạy khỏi cơn sốt hoặc tìm cách điều chỉnh giá để giá đất "bớt ảo". Do đó, nhà đầu tư cần tỉnh táo để tránh "sập bẫy" cắt lỗ sau cơn sốt.

Đánh giá về cơn sốt đất lần này tại Tọa đàm trực tuyến “Có nên xuống tiền trong "cơn say" đất nền" diễn ra mới đây, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM (HoREA), cho rằng điều khác biệt lần này chỉ nằm ở phân khúc đất nền vùng ven, buôn bán tự phát mà không phải đất nền thuộc các dự án BĐS chính quy của nhiều chủ đầu tư có thương hiệu. 

Xem thông tin chi tiết tại đây

Ngày 30/6, Hà Nội hoàn thành cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Với mục tiêu bảo đảm quyền lợi cho người dân cũng như nâng cao hiệu quả sử dụng đất, Hà Nội phấn đấu đến cuối tháng 6/2017 sẽ hoàn tất cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các trường hợp đủ điều kiện.

Ông Đặng Hữu Tiến, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường Nhật Tân, quận Tây Hồ, Hà Nội cho biết, nhằm gấp rút hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo Chỉ thị 09 của Thành ủy, nhiều tháng qua ngành chức năng của phường đã vào cuộc một cách quyết liệt, từ kê khai, đo đạc, lập hồ sơ...

Theo đó, đến thời điểm này, tất cả các trường hợp đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại phường Nhật Tân đã và đang được thực hiện. Trong đó có 31 hồ sơ cuối cùng sẽ được phòng Tài nguyên Môi trường xử lý trước ngày 30/6/2017. Hai trăm trường hợp tồn đọng, chưa đủ điều kiện để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là do nằm trong vùng dự án, đất cấp trái thẩm quyền…

Xem thông tin chi tiết tại đây

 

Ngân hàng thở phào khi có cơ chế xử lý “cục máu đông” BĐS?

heo báo cáo tài chính của các ngân hàng, tỷ lệ tài sản đảm bảo (TSĐB) BĐS mà các đơn vị này đang nắm giữ chiếm đa số trong tổng giá trị TSĐB. Đây cũng là nguyên nhân khiến các ngân hàng phải trích lập khoản dự phòng rủi ro (DPRR) khá lớn cho các khoản trái phiếu đặc biệt này dù đã bán nợ cho VAMC (Công ty Quản lý Tài sản của các tổ chức tín dụng tại Việt Nam).

Thống kê thời điểm hiện tại, dẫn đầu toàn hệ thống ngân hàng là khối tài sản đảm bảo của Ngân hàng VietinBank (mã CTG); tính đến thời điểm cuối năm 2016, tổng giá trị tài sản đảm bảo của nhà băng này lên tới 676.252 tỷ đồng, trong đó tỷ lệ tài sản là bất động sản chiếm khoảng 54%.

Kế đến là Ngân hàng Đầu tư Phát triển Việt Nam - BIDV (mã BID) với tổng tài sản đảm bảo là 554.901 tỷ đồng, thì tỷ lệ tài sản bất động sản chiếm tới 58%. Đây cũng là hai ngân hàng có giá trị TSĐB là BĐS nhiều nhất trong nhóm các ngân hàng niêm yết hiện nay.

Xem thông tin chi tiết tại đây

 

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top