Sáng 15/6 đã diễn ra hội thảo khoa học với chủ đề "Ngành Ngân hàng Việt Nam đối với cuộc cách mạng công nghiêp lần thứ tư" do Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Kim Anh và Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Phạm Đại Dương chủ trì.
Phát biểu tại Hội thảo, Phó Thống đốc NHNN, ông Phạm Kim Anh cho biết, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ , nhanh chóng, tác động lên mọi mặt của toàn cầu. Trong cuộc cách mạng này, những công nghệ mới và sự sáng tạo được khuếch tán nhanh hơn, thay đổi cách thức sống, làm việc và tương tác lẫn nhau của con người. Mặc dù không nằm trong 9 lĩnh vực được đánh giá là chịu ảnh hưởng mạnh mẽ nhất nhưng làn sóng công nghệ mới đay thay đổi rõ rệt trong lĩnh vực ngân hàng, đặc biệt làm thay đổi kênh phân phối và các dịch vụ truyền thống.
Thứ trưởng Bộ KH&CN, ông Phạm Đại Dương khẳng định, ngân hàng là được đánh giá là một trong những ngành chủ động và đi đầu trong ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trong quản lý và kinh doanh. Sự chủ động này đã tạo ra nền tảng vững chắc với những lợi thế cạnh tranh trong bối cảnh mới. Tuy đã chủ động triển khai nhiều hoạt động nhưng để tiếp cận thanh công và tận dụng được những lợi thế mà cách mạng 4.0 mang lại thì cần có thêm nhiều nỗ lực và nghiên cứu hơn nữa.
Ông Phạm Xuân Hòe, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược NHNN đánh giá ngành ngân hàng đã có những bước đi kịp thời theo kịp xu hướng như ngay khi có chủ trương của Đảng và Chính phủ, NHNN đã có báo cáo về tác động của CMCN 4.0 tới nền kinh tế, cập nhật vào chính sách lãi suất cho vay đối với ứng dụng công nghệ trong đó CN 4.0 (6,5%), có những chỉ đạo về giao dịch tiền ảo,...
Theo ông Phạm Xuân Hòe, nhiều chuyên gia kinh tế, công nghệ, luật,… cho rằng muốn có ngân hàng số, Fintech phát triển ở Việt Nam thì vai trò quan trọng nhất là ở NHNN với việc thiết lập chính sách và hạ tầng CNTT.
Tuy nhiên, NHNN hiện đang phải đối mặt với 4 thách thức lớn trong xu hướng đổi mới này. Trước tiên là tiền điện tử, thanh toán xuyên biên giới, nếu không kiểm soát được sẽ tác động tới tỷ giá, cán cân thanh toán, … Hai là kiểm soát dòng tiền, rủi ro trong thanh toán và an toàn hoạt động. Ngoài ra, thách thức trong hạ tầng IT, chuẩn mực về thẻ, thông tin kết nối. Năng lực và thể chế cũng phải nhanh chóng theo kịp sự bùng nổ của tài chính số, đảm bảo kịp thời gian, tư duy đổi mới, tự động, đồng bộ quy trình hoạt động.
Còn nhiều thách thức, song cơ hội và lợi ích là điều rõ ràng nhìn thấy. Ông Nguyễn Ngọc Hoàng, Trưởng tư vấn Chiến lược Công nghệ mới cho ngành Ngân hàng từ KPMG cho rằng các ngân hàng Việt Nam đang đứng trước rất nhiều cơ hội như có thể giảm phi giao dịch và quản lý, năng năng lực cạnh tranh, tiếp cận và khai thác dữ liệu lớn, đổi mới mô hình kinh doanh, đặc biệt vùng sâu vùng xa, đa dạng hóa danh mục sản phẩm,…