LEC xoay xở "trăm đường", tìm cách gọi vốn M&A dự án
Sở Giao dịch chứng khoán TP. HcM vừa thông báo đã nhận được hồ sơ đăng ký niêm yết lần đầu của CTCP Bất động sản Điện lực Miền Trung (EVN Land Central - LEC). EVN Land Central cũng đăng ký niêm yết toàn bộ 26,1 triệu cổ phiếu trên HoSE.
Được biết, doanh nghiệp này có vốn điều lệ 261 tỷ đồng tương ứng 26,1 triệu cổ phần mệnh giá 10.000 đồng/cổ phần.
EVN Land Central được thành lập tháng 11/2007 bởi 4 cổ đông sáng lập là Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tổng công ty Điện lực Miền Trung (EVNCPC), Công ty TNHH MTV Điện lực Đà Nẵng và CTCP Điện lực Khánh Hòa (KHP). Đến tháng 7/2014 các cổ đông sáng lập đã chuyển toàn bộ quyền sở hữu cổ phần cho CTCP Leadvisors Capital Management, và tổ chức ĐHCĐ bất thường bầu lại Thành viên HĐQT, sửa đổi điều lệ công ty…
Đại hội cổ đông thường niên năm 2017 vừa qua của LEC đã xây dựng kế hoạch kinh doanh dài hạn đến năm 2019. Trong đó riêng năm 2017 đặt mục tiêu doanh thu 853,5 tỷ đồng tăng trưởng dần đến năm 2019 đạt 1.483,7 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế đặt mục tiêu tăng trưởng dần từ 128 tỷ đồng năm 2017 lên đến 222,55 tỷ đồng trong năm 2019.
Xem thêm tại đây.
Cơ quan thuế không được quy định thêm thủ tục hành chính với người sử dụng đất
UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định quy định một số nội dung về đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCN QSDĐ), quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, cá nhân nước ngoài; chuyển mục đích sử dụng đất vườn, ao liền kề và đất nông nghiệp xen kẹt trong khu dân cư sang đất ở trên địa bàn TP Hà Nội.
Theo quy định này, tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, các loại thuế có liên quan đến đất đai và lệ phí trước bạ do cơ quan Thuế xác định. Tuy nhiên, cơ quan Thuế không được quy định thêm các thủ tục hành chính với người sử dụng đất. Ngoài ra, Cơ quan TN&MT hoặc Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm lập, gửi Phiếu chuyển thông tin để xác định nghĩa vụ tài chính về đất đai cho cơ quan Thuế đối với các trường hợp đủ điều kiện và phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định.
Xem thêm tại đây.
Đề xuất cấp sổ đỏ cho condotel
VNREA cho biết hiện nay có nhiều dự án căn hộ khách sạn (condotel) được phát triển rầm rộ tại các thành phố ven biển cả nước. Tuy nhiên việc đầu tư, xây dựng, mua bán chưa được quy định, điều chỉnh cụ thể trong văn bản quy phạm pháp luật.
VNREA đã có văn bản kiến nghị Bộ Xây dựng điều chỉnh, sửa đổi luật và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan về quy hoạch condotel. Trong đó, đơn vị này đề xuất cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu (giấy chứng nhận) cho khách hàng mua condotel ven biển.
Theo đó, các cá nhân, tổ chức có thể mua condotel (không phải dưới dạng chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án) và được cấp giấy chứng nhận, dù dự án đó được xây dựng trên đất thương mại dịch vụ hay đất ở không hình thành đơn vị ở.
Việc cấp sổ đỏ cũng như hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về condotel sẽ thúc đẩy sự phát triển của loại hình này. Khi condotel phát triển làm cho hạ tầng du lịch của Việt Nam được cải thiện nhanh chóng, qua đó gián tiếp thúc đẩy du lịch phát triển.
Xem thêm tại đây.
Người dân có nên nhận nhà khi dự án chưa đủ điều kiện bàn giao?
Hiện nay, có rất nhiều chung cư mới xây dựng xong và tiến hành bàn giao nhà cho cư dân vào ở. Tuy nhiên, theo phản ánh của người dân, nhiều dự án chung cư chưa đảm bảo về điều kiện sống.
Tại buổi tọa đàm “Bùng nổ tranh chấp, dân chung cư phải làm gì?”, luật sư Trương Thanh Đức, Chủ tịch HĐTV Công ty luật Basico khuyên các cư dân chung cư, nếu có khả năng lắc đầu thì có thể từ chối nhận nhà. Trong trường hợp bắt buộc phải nhận bàn giao nhà thì cố gắng ghi rõ tình trạng của công trình vào biên bản bàn giao, mô tả chi tiết những hạng mục còn thiếu, dang dở, chưa hoàn thiện và yêu cầu chủ đầu tư phải tiếp tục hoàn thành hoặc sửa chữa…Khi đó nếu có xảy ra việc kiện tụng thì người dân có sẽ có lợi hơn. Bên cạnh đó, khi có đông cư dân gây sức ép thì có thể khởi kiện chủ đầu tư ra tòa.
Luật sự Trương Thanh Đức-Chủ tịch HĐTV Công ty luật Basico.
Còn theo ông Nguyễn Bích Sơn, Giám đốc khối phát triển kinh doanh - Công ty CP Khai thác & Quản lý tòa nhà PMC, lúc này cư dân cần phải xem xét đến Hợp đồng mua bán, xem kỹ điều kiện bàn giaon căn hộ là như thế nào.
Xem thêm tại đây.
Cứ tưởng mua đất nền là lời, ít ai lường rủi ro này
Chị Hồng Hạnh, sống tại quận 2 mua một lô đất nền ở quận 9 rộng 70m2 từ một chủ đất vào đầu năm 2016. Thửa đất của chị được phân lô với trên 100 nền có diện tích từ trên 60 - 100m2/nền. Toàn bộ thửa đất đã có hai đường nhựa rộng 6m, hai đường rộng 8m và một đường rộng 8m chia các khu đất ra thành các lô vuông vức.
Chị Hạnh đã đóng đủ toàn bộ số tiền của mảnh đất và chờ ra sổ. Tuy nhiên, sau hơn một năm mua lô đất trên, chị vẫn chưa nhận được sổ đỏ mang tên mình. Chị Hạnh cũng đã nhiều lần liên lạc tới chủ đất và hỏi Phòng Tài nguyên – Môi trường quận để hỏi thì nhận được câu trả lời là “lô đất của chị mua bị dính quy hoạch, thế nên hiện tại việc ra sổ chưa thể hoàn thiện được”.
Hiện tại, do cần vốn làm ăn, chị Hạnh dự định bán lô đất trên nhưng dù rao bán cả mấy tháng nay, chị vẫn không thể bán được trong khi đất nền quận 9 đang sốt nóng.
“Tôi ra giá 1,8 tỷ để bán lô đất này, dự định người mua trả giá hơn 1,7 tỷ sẽ bán. Từ khi rao bán, có khá nhiều người đến xem và ưng ý nhưng hỏi đến sổ đỏ thì tôi không có. Vậy là tôi phải hạ giá xuống còn 1,6 tỷ. Có nhiều khách đã lên kế hoạch đặt cọc nhưng sau đó, họ lên phường hỏi thấy đất của tôi nằm trong dự án quy hoạch nên họ từ bỏ. Bây giờ, tôi đã hạ xuống 1,3 tỷ nhưng cũng chưa có ai mua, trong khi lúc tôi mua lô đất này giá ngót nghét gần 1,5 tỷ.
Mãi không bán được nhà, cần vốn, tôi đem chấp đất để vay ngân hàng nhưng vấn đề pháp lý không rõ ràng lại nằm trong quy hoạch nên ngân hàng không duyệt hồ sơ vay của chúng tôi. Giờ đất bán không được mà để vậy cũng không xong”, chị Hạnh ngán ngẩm nói.
Xem thêm tại đây.