Aa

Người Hà Nội Mùng 8 Tết về Thị Cấm xem thổi cơm thi

Thứ Bảy, 17/02/2024 - 20:23

Vào ngày mùng 8 Tết hàng năm là người dân làng Thị Cấm, phường Xuân Phương, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội lại kéo nhau ra Đình làng cùng thi thổi cơm. Cả ngôi đình làng nghi ngút khói rơm.

Người Hà Nội Mùng 8 Tết về Thị Cấm xem thổi cơm thi- Ảnh 1.

Người dân lễ Thành hoàng làng rồi mới tiến hành thi thổi cơm. (Ảnh: Tùng Dương).

Hội thổi cơm thi của làng Thị Cấm, phường Xuân Phương, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội được tổ chức hàng năm vào ngày mùng 8 Tết âm lịch, có 3 phần chính là thi kéo lửa, thi chạy lấy nước và thi thổi cơm, giã thóc thành gạo. Bắt đầu khai hội, trai làng trong các đội dự thi kéo lửa. Phần này là cọ thanh cật tre vào nhau phát ra lửa rồi bén vào bùi nhùi rơm.

Người Hà Nội Mùng 8 Tết về Thị Cấm xem thổi cơm thi- Ảnh 2.

Bốn thiếu niên làm nhiệm vụ chạy từ Đình làng ra sông để lấy nước về thi thổi cơm. (Ảnh: Tùng Dương).

Tương truyền đời Vua Hùng Duệ Vương thứ 18, Phan Tây Nhạc Đại Vương được Vua Hùng giao cho đi đánh giặc. Khi đến làng Phương Canh tức Thị Cấm ngày nay, ông cho tổ chức nấu cơm thi để tuyển chọn người giỏi công việc hậu cần đi phục vụ quân sĩ.

Người Hà Nội Mùng 8 Tết về Thị Cấm xem thổi cơm thi- Ảnh 3.

Những thanh niên mạnh khỏe đảm nhận việc kéo giang tre ra lửa để lấy lửa nấu cơm. (Ảnh: Tùng Dương).

Để thể hiện tài năng của mình, bà Hoa Dung công chúa không lấy gạo của kho lương mà truyền cho dân mang thóc ra giã thành gạo, kéo giang tre ra lửa và ra sông Nhuệ lấy nước về nấu cơm. Sau khi thắng giặc, ông cùng vợ là Công chúa Hoa Dung trở về dạy nhân dân Phương Canh cấy lúa, dệt vải và tục thổi cơm thi có từ đó.

Người Hà Nội Mùng 8 Tết về Thị Cấm xem thổi cơm thi- Ảnh 4.

Giã gạo bằng cối đá ngay tại sân đình để lấy gạo nấu cơm.(Ảnh: Tùng Dương).

Sau khi ông qua đời, để nhớ công ơn Người đánh giặc cho nhân dân được sống yên bình nên hằng năm, dân làng đã chọn ngày đầu Xuân tức ngày 8 tháng Giêng âm lịch mở hội "Trò triềng" để nấu cơm thi, ôn lại truyền thống đánh giặc của đất nước, tổ tiên ta.

Người Hà Nội Mùng 8 Tết về Thị Cấm xem thổi cơm thi- Ảnh 5.

Lửa từ thanh cật tre bén vào bùi nhùi rơm. (Ảnh: Tùng Dương).

Cuộc thi rất quyết liệt, đội nào cũng muốn để bùi nhùi của đội mình bốc khói trắng lên trước rồi bốc lửa trong tiếng reo hò cổ vũ của dân làng. Khi đã có lửa, các đội hối hả chạy về đội của mình để châm bếp. Trong lúc đó thì những người còn lại trong đội cho thóc vào cối đá, dùng chày gỗ giã sao cho thành gạo thật nhanh. Sau khi sàng xảy, các bà các chị đãi thật trắng rồi cho vào nồi nấu.

Người Hà Nội Mùng 8 Tết về Thị Cấm xem thổi cơm thi- Ảnh 6.

Có nhiều đội thi đã có lửa nấu cơm nhưng cũng có đội mãi chưa kéo được ra lửa. (Ảnh: Tùng Dương).

Phần thi lấy nước cũng khá sôi nổi. Mỗi đội cử ra một người cầm bình bằng đồng, sau khi có lệnh xuất phát sẽ chạy thật nhanh ra sông cách đó chừng 1 km lấy nước rồi trở về đổ vào nồi nấu cơm.

Người Hà Nội Mùng 8 Tết về Thị Cấm xem thổi cơm thi- Ảnh 7.

Khu vực thi nấu cơm ngay tại sân đình làng Thị Cấm. (Ảnh: Tùng Dương).

Thời gian nấu cơm khoảng 1 giờ đồng hồ, các đội nấu cơm bằng rơm được đốt ngay tại sân đình. Điểm đặc biệt là mỗi đội còn đốt thêm vài đống rơm để nghi binh nên lúc này cả sân đình nghi ngút khói. Việc đốt rơm nghi binh nhằm kéo dài thời gian để các cụ trong ban giám khảo phải mất công tìm, thời gian kéo dài giúp cho nồi cơm được chín lâu hơn.

Người Hà Nội Mùng 8 Tết về Thị Cấm xem thổi cơm thi- Ảnh 8.

Các bà các mẹ đảm nhận việc nấu cơm. (Ảnh: Tùng Dương).

Khi sắp hết thời gian thi, ban tổ chức sẽ gõ trống để thu nồi cơm. Đi đến các đống rơm, ban giám khảo phải dùng que để thăm xem niêu cơm nằm trong đống tro nào. Sau khi tìm thấy đủ bốn niêu cơm, công việc chấm giải sẽ được diễn ra trong đình làng trước sự chứng kiến của dân làng. Nồi cơm đoạt giải nhất sẽ được dâng cúng Thành Hoàng làng rồi sau đó phát cho dân làng chia nhau thưởng thức lấy may.

Một số hình ảnh tại hội thi thổi cơm làng Thị Cấm:

Người Hà Nội Mùng 8 Tết về Thị Cấm xem thổi cơm thi- Ảnh 9.

(Ảnh: Tùng Dương).

Người Hà Nội Mùng 8 Tết về Thị Cấm xem thổi cơm thi- Ảnh 10.

(Ảnh: Tùng Dương).

Người Hà Nội Mùng 8 Tết về Thị Cấm xem thổi cơm thi- Ảnh 11.

(Ảnh: Tùng Dương).

Người Hà Nội Mùng 8 Tết về Thị Cấm xem thổi cơm thi- Ảnh 12.

(Ảnh: Tùng Dương).

Người Hà Nội Mùng 8 Tết về Thị Cấm xem thổi cơm thi- Ảnh 13.

(Ảnh: Tùng Dương).

Người Hà Nội Mùng 8 Tết về Thị Cấm xem thổi cơm thi- Ảnh 14.

(Ảnh: Tùng Dương).


Người Hà Nội Mùng 8 Tết về Thị Cấm xem thổi cơm thi- Ảnh 15.

(Ảnh: Tùng Dương).

Người Hà Nội Mùng 8 Tết về Thị Cấm xem thổi cơm thi- Ảnh 16.

(Ảnh: Tùng Dương).

Người Hà Nội Mùng 8 Tết về Thị Cấm xem thổi cơm thi- Ảnh 17.

(Ảnh: Tùng Dương).

Người Hà Nội Mùng 8 Tết về Thị Cấm xem thổi cơm thi- Ảnh 18.

(Ảnh: Tùng Dương).

Người Hà Nội Mùng 8 Tết về Thị Cấm xem thổi cơm thi- Ảnh 19.

(Ảnh: Tùng Dương).

Người Hà Nội Mùng 8 Tết về Thị Cấm xem thổi cơm thi- Ảnh 20.

(Ảnh: Tùng Dương).

Người Hà Nội Mùng 8 Tết về Thị Cấm xem thổi cơm thi- Ảnh 21.

(Ảnh: Tùng Dương).

Người Hà Nội Mùng 8 Tết về Thị Cấm xem thổi cơm thi- Ảnh 22.

(Ảnh: Tùng Dương).

Người Hà Nội Mùng 8 Tết về Thị Cấm xem thổi cơm thi- Ảnh 23.

Các cụ cao tuổi mang những niêu cơm sau khi dự thi dâng lên Thành hoàng làng. (Ảnh: Tùng Dương).

 

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top