TP.HCM: Xử lý các trường hợp được giao đất nhưng sử dụng sai mục đích
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016 - 2020) TP.HCM và tỉnh Kiên Giang.
Cụ thể, theo quy hoạch, đến năm 2020 TP.HCM có 88.005ha đất nông nghiệp, chiếm 42,1% diện tích đất toàn tỉnh; đất phi nông nghiệp 118.890ha, chiếm 56,9%; đất chưa sử dụng 309ha, chiếm 0,1%; đất khu công nghệ cao 913ha; đất đô thị 62.704.
Từ 2016 - 2020, 26.246ha đất nông nghiệp của TP.HCM được chuyển sang đất phi nông nghiệp; 5.760ha chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trong nội bộ đất nông nghiệp; 1.363ha đất phi nông nghiệp không phải là đất ở chuyển sang đất ở.
Xem thông tin chi tiết tại đây
“Trao tay” đất vàng không ngang giá: Lỗi tại ai?
Hơn 20 năm trước đây, khó ai có thể nghĩ đến viễn cảnh diện mạo của Việt Nam được thay đổi nhanh như bây giờ bởi sự xuất hiện của những sân bay tư nhân, những con đường cao tốc nối dài giữa các tỉnh, những đường vành đai trong thành phố lớn. Dư địa của doanh nghiệp tư nhân trong lĩnh vực kiến thiết kết cấu hạ tầng là rất lớn.
Trong bối cảnh nguồn lực eo hẹp, nhu cầu đầu tư ngày càng mở rộng, quỹ ngân sách nhà nước được lập ra chỉ hướng tới các dự án trọng điểm, vì lợi ích quốc gia, công cộng thì có nhiều địa phương vẫn trong tình trạng khát vốn. Sự phát triển của mỗi địa phương đang được đặt ra trong một cuộc đua mạnh mẽ, nhất là ở thời điểm Việt Nam đã và đang thực hiện ký kết nhiều hình thức hợp tác đa phương, mở cửa, hòa nhập với nước ngoài. Kết cấu hạ tầng còn là yếu tố tạo nền tảng phát triển của đất nước và đồng thời là một trong những tiêu chí quan trọng để thu hút nhà đầu tư nước ngoài.
Xem thông tin chi tiết tại đây
TS. Lưu Bích Hồ: Tiềm năng thị trường cho vay tiêu dùng còn lớn
Qua những diễn biễn của thị trường cho vay tiêu dùng năm 2016 và 2017 cho thấy tốc độ phát triển của loại thị trường này rất khả quan, tăng trưởng tín dụng lên đến trên 60%/năm. Tuy vậy vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu vay tiêu dùng của người dân và doanh nghiệp. Đó chính là tiềm năng để phát triển của thị trường này, kể cả của các ngân hàng thương mại và các công ty tài chính.
Vấn đề chỉ là đưa các hoạt động của thị trường đi vào quy củ hơn, bảo đảm an toàn và lợi ích hợp lý của cả bên vay và cho vay, bảo đảm an ninh của hệ thống ngân hàng và tín dụng trong khi chúng ta đang đẩy mạnh tăng trưởng và tái cơ cấu nền kinh tế.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Người mua thực “bị đuối” vì đất đã tăng giá quá cao
Nung nấu ý định sở hữu mảnh đất thổ cư từ giữa năm 2017 nhưng đến nay anh Nguyễn Hữu Nghị (ngụ trọ tại Q.2) vẫn chưa thể hiện thực hóa giấc mơ an cư của mình. Sau những đợt nóng sốt, giá đất nền Q.2 liên tục biến động tăng khiến số tiền anh dành dụm để mua đất lại "chẳng thấm vào đâu" so với giá thị trường. Theo anh Nghị, hiện tại mảnh đất anh có ý định mua từ năm ngoái đã tăng giá gấp đôi, vì thế có thể giấc mơ an cư của gia đình anh phải tạm gác lại.
Cũng vì "chần chừ" không xuống tiền ở thời điểm đất "hạ nhiệt" lần 1 vào giữa năm 2017 mà đến nay, chị Hồ Thị Huế vẫn ở nhà thuê mặc dù đã có trong tay tầm 700 triệu đồng. Chị Huế cho hay, vì nghĩ giá đất có thể xuống nên vợ chồng chờ đợi, ai dè qua Tết đất tăng giá vù vù. Với 700 triệu đồng, tôi không thể mua được đất ở Q.9 vào thời điểm này.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Nhu cầu thuê văn phòng tại Đông Nam Á tăng đột phá
Theo một số nghiên cứu tại thị trường Đông Nam Á, tỷ lệ hấp thụ văn phòng tại Đông Nam Á đã tăng trưởng mạnh mẽ trong năm quý vừa qua. Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế, hấp thụ ròng sàn văn phòng tại Đông Nam Á tăng với tốc độ trung bình 5.5% mỗi năm trong giai đoạn 2014 – 2016.
Tỷ lệ tăng này thấp hơn so với tốc độ tăng trung bình 8% mỗi năm của giai đoạn 2010 – 2013. Tuy nhiên, nhu cầu văn phòng đã dần phục hồi trong năm quý I/2018. Thể hiện qua con số hấp thụ ròng sàn văn phòng trong khu vực đã tăng 6.8% so với cùng kỳ năm trước.
Dựa trên diễn biến thị trường hiện nay, theo Regina Lim, Trưởng bộ phận Nghiên cứu Thị trường Đông Nam Á của JLL kỳ vọng nhu cầu văn phòng ở Đông Nam Á giai đoạn 2018 - 2022 sẽ giữ được phong độ tốt, với mức tăng trưởng 6% hàng năm, trong bối cảnh GDP tăng 5% thường niên.