Aa

Nhà đầu tư địa ốc Nhật Bản muốn tham gia vào các dự án di dời hàng chục nghìn nhà lụp xụp ven kênh TP.HCM

Chủ Nhật, 04/03/2018 - 14:01

Siết tín dụng bất động sản, kịch bản nào cho thị trường địa ốc 2018?; Bắc Ninh kêu gọi đầu tư hàng nghìn tỷ đồng làm nhà ở cho công nhân; Nhà đầu tư địa ốc Nhật Bản muốn tham gia vào các dự án di dời hàng chục nghìn nhà lụp xụp ven kênh TP.HCM... là những thông tin được quan tâm trong 24h qua.

Siết tín dụng bất động sản, kịch bản nào cho thị trường địa ốc 2018?

Siết tín dụng bất động sản, kịch bản nào cho thị trường địa ốc 2018Ngày 28/12/2017, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư 19 quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, đã cho phép các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung hạn và dài hạn theo tỷ lệ tối đa theo lộ trình sau đây: Từ ngày 01/01/2018 đến ngày 31/12/2018 là 45%; Từ ngày 01/01/2019 là 40%. Đồng thời vẫn quy định nhóm tài sản có hệ số rủi ro 200% là các khoản phải đòi để kinh doanh bất động sản như Thông tư 06.

Tiếp theo đó, ngày 23/01/2018, Ngân hàng Nhà nước đã có công văn số 563/NHNN-TTGSNH yêu cầu các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chuyển dịch cơ cấu tín dụng theo hướng ưu tiên tập trung vốn cho sản xuất kinh doanh.Đồng thời phải hạn chế mức độ tập trung tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản, xây dựng, cân đối nguồn vốn, sử dụng vốn để cho vay trung và dài hạn, đảm bảo khả năng thanh khoản. Bên cạnh đó, thường xuyên rà soát, đánh giá và theo dõi tiến độ của các dự án bất động sản, năng lực tài chính của khách hàng, khoản tín dụng và tài sản bảo đảm để có biện pháp xử lý thích hợp.

Những tín hiệu này sẽ tác động thế nào đến thị trường bất động sản 2018; trong bối cảnh này, doanh nghiệp địa ốc phải làm gì để thích ứng và phát triển?

Xem thông tin chi tiết tại đây

Bắc Ninh kêu gọi đầu tư hàng nghìn tỷ đồng làm nhà ở cho công nhân

Sở Xây dựng Bắc Ninh mới đây phát đi thông báo kêu gọi nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia thực hiện các dự án nhà ở cho công nhân với tổng quy mô gần 46 ha, tổng mức đầu tư khoảng 8.000 tỷ đồng.
Cụ thể, Sở Xây dựng Bắc Ninh kêu gọi đầu tư 8 khu NƠXH để bố trí cho người lao động làm việc trong các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh (nhà ở công nhân).

Ba dự án có quy mô diện tích và vốn đầu tư lớn nhất lần lượt là Dự án khu NƠXH cho người lao động làm việc trong khu công nghiệp tạixã Thụy Hòa, huyện Yên Phong với diện tích 95.000m2, hạn mức đầu tư hơn 1.642,7 tỷ đồng; Dự án khu nhà ở công nhân khu công nghiệp tại xã Yên Trung, huyện Yên Phong có diện tích 90.000m2, hạn mức đầu tư trên 1.540,5 tỷ đồng; Một dự án khác tại xã Yên Trung, huyện Yên Phong có tổng diện tích 49.000m2 và hạn mức đầu tư là trên 1.022,03 tỷ đồng.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Bà Rịa - Vũng Tàu: Chuyển TTTM Thái Dương thành chung cư 36 tầng

UBND tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu mới đây có văn bản chấp thuận cho cho Công ty TNHH Vui chơi giải trí và Du lịch Thái Dương - Vũng Tàu điều chỉnh dự án Trung tâm thương mại (TTTM) Thái Dương thành dự án Chung cư thương mại Thái Dương với quy mô 36 tầng, tổng mức đầu tư gần 1.400 tỷ đồng.

Dự án này có địa chỉ tại số 159A đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường 3, thành phố Vũng Tàu; tổng mức đầu tư hơn 1.398 tỷ đồng và diện tích khu đất khoảng 12.862,7 m2.

Mục tiêu của dự án là đầu tư xây dựng khu phức hợp thương mại, dịch vụ, văn phòng và căn hộ để ở với quy mô dân số khoảng 2.937 người. Quy mô dự án gồm 36 tầng, tối thiểu 02 tầng hầm với tổng số 774 căn hộ để ở và 48 căn thương mại (shophouse). Phương án tiêu thụ sản phẩm (bán, cho thuê, cho thuê mua) được thực hiện theo quy định của Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản.

Dự án dự kiến hoàn thành và đưa vào sử dụng sau 48 tháng kể từ ngày được chấp thuận chủ trương đầu tư.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Những điều ít biết về Thành phố thông minh Bắc Hà Nội

Dự án thành phố thông minh xây dựng tại khu vực phía Bắc Hà Nội tới đây được biết, không chỉ là sự kỳ vọng của người dân và nhà đầu tư trong nước mà còn là tâm huyết của những đại gia Nhật Bản.

Theo tiết lộ của đại gia Nhật Bản Sumitomo: “Chính phủ Nhật Bản và hơn 20 công ty đang hợp tác để xây dựng một thành phố thông minh ở Việt Nam hoàn thành vào khoảng năm 2023, với các xe buýt tự lái và một loạt các công nghệ tiết kiệm năng lượng.”

Sumitomo cũng cho biết, tập đoàn này đứng ra ký thỏa thuận hợp tác với tập đoàn BRG của Việt Nam với tổng số vốn dự kiến lên tới gần 4,2 tỷ đô la Mỹ để thực hiện dự án. Sumitomo sẽ cùng với Tập đoàn sản xuất máy móc Mitsubishi và doanh nghiệp khai thác tàu điện ngầm Tokyo Metro là những doanh nghiệp sẽ tham gia vào phần hạ tầng giao thông. Công ty kiến trúc Nhật Bản Nikken Sekkei thực hiện thiết kế thành phố thông minh. Mitsubishi Heavy sẽ cung cấp xe buýt tự hành và trạm sạc cho xe điện.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Nhà đầu tư địa ốc Nhật Bản muốn tham gia vào các dự án di dời hàng chục nghìn nhà lụp xụp ven kênh TP.HCM

Chiều 3/3, tại hội thảo “Chỉnh trang và phát triển đô thị TP.HCM” do Hiệp hội bất động sản TP.HCM (HoREA) và Hiệp hội các doanh nghiệp Nhật Bản phát triển đô thị sinh thái (J-CODE) tổ chức, cho thấy rất nhiều doanh nghiệp Nhật Bản đang muốn tham gia vào các dự án lớn này.


Được biết, chương trình "Chỉnh trang và phát triển đô thị" từ nay tới năm 2025, TP.HCM sẽ thực hiện quyết liệt việc di dời và giải tỏa gần 20.000 hộ trên và ven sông rạch để thực hiện công tác chỉnh trang đô thị, tạo bộ mặt mới cho một thành phố hội nhập. Theo đó, kế hoạch di dời sẽ được tiến hành trong 2 giai đoạn.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Thương hiệu dẫn đầu

Lên đầu trang
Top