Aa

"Nhiều chủ doanh nghiệp BĐS từng là cò đất"

Thứ Tư, 07/06/2017 - 21:40

Thông tin được ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP. HCM (HoREA) đưa ra tại buổi gặp gỡ với các doanh nghiệp BĐS mới thành lập do Cục thuế TP. HCM tổ chức vào sáng ngày 6/6.

Báo cáo tại buổi họp về tình hình kinh tế xã hội nửa đầu năm 2017, ông Sử Ngọc Anh, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. HCM cho biết, trong 5 tháng đầu năm, thành phố có 15.492 doanh nghiệp được cấp phép thành lập mới, tổng vốn đăng ký gần 193.784 tỷ đồng. Nếu tính cả số doanh nghiệp thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh thì tổng vốn lên hơn 453.569 tỷ đồng; tăng gấp 2,4 lần so với cùng kỳ.

Đáng chú ý, trong cơ cấu nhóm doanh nghiệp vừa đăng ký thành lập mới 5 tháng qua, có đến 42,6% kinh doanh BĐS. Ngành xây dựng cũng chiếm hơn 15%. Còn lại là buôn bán, sửa chữa ôtô và xe máy, các ngành nghề khác.

Theo ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND TP.HCM: “Mục tiêu phát triển 500.000 doanh nghiệp chỉ là về số lượng. Còn chất lượng là phải mở rộng ra nhóm sản xuất mới đảm bảo bền vững, tạo nên thương hiệu của thành phố. Với tình hình đến hơn 40% là doanh nghiệp thành lập mới trong 5 tháng qua là BĐS thì chúng ta phải suy nghĩ”.

trong cơ cấu nhóm doanh nghiệp vừa đăng ký thành lập mới 5 tháng qua, có đến 42,6% kinh doanh BĐS.

Trong cơ cấu nhóm doanh nghiệp vừa đăng ký thành lập mới 5 tháng qua, có đến 42,6% kinh doanh BĐS.

Ở một diễn biến khác, đưa ra ý kiến tại buổi gặp gỡ với các doanh nghiệp BĐS mới thành lập do Cục thuế TP. HCM tổ chức vào sáng ngày 6/6, ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch HoREA nhận định, trong số nhiều doanh nghiệp BĐS hiện nay nhiều doanh nghiệp có lãnh đạo xuất thân là “cò đất” và mãi đến năm 2016 mới được công nhận chính danh là nhà môi giới. Ông Châu cho rằng, những công ty BĐS có tiếng tại TP.HCM đều đi lên từ môi giới.

"Những người đã có kinh nghiệm trong lĩnh vực môi giới nên am hiểu thị trường, nắm bắt cơ hội tốt nên mở rộng phát triển hoạt động doanh nghiệp. Hoạt động trong sàn môi giới là sự khởi đầu cho những bước tiến tiếp theo trong thị trường BĐS", ông Châu cho biết.

Không chỉ những "cò" nâng tầm mình lên thành doanh nghiệp BĐS, nhiều đơn vị đã chuyển "công năng" như Coteccons từ nhà thầu đã mở rộng sang đầu tư hoặc cũng có nhiều đơn vị từ thi công chuyển sang tổng thầu. Nhóm kinh doanh dịch vụ BĐS, phát triển đầu tư BĐS cũng "nở rộ".

Tuy nhiên, theo ông Châu, để doanh nghiệp mới thành lập có thể phát triển ổn định, cần lưu ý 4 vấn đề nhằm đem lại sự an toàn trong hoạt động kinh doanh. Thứ nhất, đó là những yêu cầu an toàn trong vấn đề pháp lý. Đặc biệt là khi triển khai dự án, doanh nghiệp cần chú ý tuân thủ tất cả các bước theo quy định của pháp luật.

Thứ hai, đó là những yêu cầu an toàn về tín dụng và tài chính doanh nghiệp. Kế đến là những vấn đề bảo đảm được sự an toàn nội bộ như phải luôn có mô hình quản lý phù hợp với sự phát triển của từng giai đoạn và phải có sự đoàn kết, thống nhất của đội ngũ cán bộ nhân viên. Thứ tư, đó là các yêu cầu an toàn về kỹ thuật, về thiết bị thi công… tùy theo ngành nghề, loại hình riêng của mỗi doanh nghiệp.

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Thương hiệu dẫn đầu

Lên đầu trang
Top