Aa

Nhiều kỳ vọng từ Hội thảo quốc tế “Chính sách, pháp luật về BĐS du lịch - Những vấn đề đặt ra cho Việt Nam“

Thứ Bảy, 13/11/2021 - 06:10

Giới chuyên gia, luật sư, doanh nghiệp, nhà quản lý… kỳ vọng, Hội thảo sẽ thảo luận và đề xuất nhiều giải pháp để tháo gỡ, phục hồi và phát triển thị trường bất động sản du lịch trong tình hình mới.

Ngày 16/11, Hiệp hội Bất động sản Việt Nam phối hợp với Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế với chủ đề: “Chính sách, pháp luật về bất động sản du lịch – Những vấn đề đặt ra cho Việt Nam”. Khoa Pháp luật Kinh tế - Trường Đại học Luật Hà Nội và Viện Nghiên cứu Bất động sản Việt Nam (VIRES) là đơn vị thực hiện, Tạp chí điện tử Bất động sản Việt Nam (Reatimes.vn) là đơn vị bảo trợ truyền thông. Tập đoàn CEO là nhà tài trợ của Hội thảo.

Hội thảo được tổ chức tại Trụ sở Trường Đại học Luật Hà Nội dưới hình thức trực tiếp (100 đại biểu) và trực tuyến (200 - 300) đại biểu.

Hội thảo có sự tham dự của lãnh đạo Ban Kinh tế Trung ương, Bộ Xây dựng, Bộ Tư pháp, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; các đại biểu quốc hội; các đối tác quốc tế: Hiệp Hội Bất động sản Hoa Kỳ (NAR); Hiệp hội Bất động sản Singapore; Phòng Thương mại Mỹ tại Việt Nam (AmCham); Phòng Thương mại châu Âu tại Việt Nam (EuroCham); Phòng Thương mại Australia tại Việt Nam (AusCham); Trung tâm Nghiên cứu Bất động sản Thái Lan; Hiệp hội Môi giới Bất động sản Indonesia…; cùng hơn 50 chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực bất động sản, kinh tế, tài chính, pháp lý… trong nước và quốc tế.

Hội thảo là diễn đàn khoa học để lãnh đạo Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ban, ngành, hiệp hội, tổ chức quốc tế, các nhà khoa học, giới chuyên gia, học giả trong và ngoài nước, các nhà hoạch định chính sách, giới báo chí - truyền thông, các nhà tư vấn quốc tế, doanh nghiệp kinh doanh bất động sản du lịch…, trao đổi, phân tích, bình luận, đánh giá về cơ hội, tiềm năng và khung chính sách, pháp luật của thị trường bất động sản du lịch Việt Nam; Chia sẻ kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị chính sách; đưa ra sáng kiến lập pháp, góp phần xây dựng và hoàn thiện hành lang pháp lý cho thị trường bất động sản du lịch Việt Nam trước thềm sửa đổi Luật Đất đai 2013 và các luật có liên quan, nhất là trong bối cảnh hậu Covid-19.

Theo thông tin từ cuộc họp báo định kỳ của Chính phủ, từ đầu tháng 11/2021 một số địa phương sẽ triển khai đón khách du lịch quốc tế. Đây là giai đoạn 1 mang tính thí điểm nhằm tiến tới giai đoạn 3 mở cửa lại hoàn toàn với thị trường khách du lịch quốc tế.

Các chuyên gia kinh tế cũng nhận định, nếu như nhiều địa phương nước ta xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn thì với rất nhiều địa phương, đô thị lớn của nước ta bất động sản cũng đóng vai trò rất quan trọng với nền kinh tế cả nước. Bắt nhịp cùng ngành du lịch, thị trường bất động sản du lịch cũng đang được các dự báo sẽ khởi sắc vào những tháng cuối năm 2021.

Cùng với sự khởi sắc, thị trường bất động sản du lịch cũng được nhìn nhận đang có nhiều rào cản vướng mắc liên quan đến chính sách pháp luật như: Luật Đất đai, Luật Kinh doanh Bất động sản 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành. 

Hướng đến tháo gỡ câu chuyện này, ngày 16/11, Hiệp hội Bất động sản Việt Nam phối hợp với Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế với chủ đề: “Chính sách, pháp luật về bất động sản du lịch – Những vấn đề đặt ra cho Việt Nam”

Khoa Pháp luật Kinh tế - Trường Đại học Luật Hà Nội và Viện Nghiên cứu Bất động sản Việt Nam (VIRES) là đơn vị thực hiện, Tạp chí điện tử Bất động sản Việt Nam (Reatimes.vn) là đơn vị bảo trợ truyền thông. Tập đoàn CEO là nhà tài trợ của Hội thảo. 

Hội thảo được tổ chức tại Trụ sở Trường Đại học Luật Hà Nội dưới hình thức trực tiếp (100 đại biểu) và trực tuyến (200 - 300) đại biểu.

Cùng với sự khởi sắc, thị trường bất động sản du lịch cũng được nhìn nhận đang có nhiều rào cản vướng mắc liên quan đến chính sách pháp luật. Ảnh minh hoạ.

Reatimes đã ghi nhận nhiều chia sẻ kỳ vọng của giới chuyên gia về hội thảo này:

Ông Đỗ Viết Chiến, Tổng thư ký Hiệp hội bất động sản Việt Nam, nguyên Cục trưởng Cục Phát triển đô thị (Bộ Xây dựng):

Bất động sản du lịch có vai trò rất lớn trong việc giúp ngành du lịch - một trong 5 lĩnh vực đột phá của ngành kinh tế có thể bứt phá các tiềm năng khi cung cấp cho thị trường những cơ sở lưu trú chất lượng, đẳng cấp và những dịch vụ, trải nghiệm phong phú, kích thích khả năng chi tiền và giữ chân khách du lịch.

Tuy nhiên, thị trường bất động sản du lịch hiện nay đang bị trầm lắng nghiêm trọng do tác động của dịch Covid-19 và các điểm nghẽn trong chính sách, pháp luật và quy hoạch.
Do đó, việc tổ chức một hội thảo tầm quốc tế về những vấn đề đặt ra cho bất động sản du lịch Việt Nam trong thời điểm này là rất quan trọng.  

Điểm nhấn của Hội thảo là các diễn giả sẽ tập trung chia sẻ và cùng bàn thảo về kinh nghiệm quốc tế cho việc phát triển thị trường bất động sản du lịch, với thảo luận mở trọng tâm như: Tầm quan trọng của việc phát triển thị trường bất động sản du lịch Việt Nam, đặt trong bối cảnh phát triển kinh tế nói chung và chiến lược phát triển ngành du lịch tầm nhìn đến năm 2030; Kinh nghiệm xây dựng chính sách, pháp luật của một số nước có thị trường bất động sản du lịch phát triển trên thế giới và một số nước có điều kiện, trình độ phát triển tương đồng như Việt Nam; Kinh nghiệm quốc tế trong việc giải quyết các vấn đề mới, phát sinh, các xu hướng mới trên thị trường bất động sản du lịch; Mức độ tác động, điều chỉnh thị trường bất động sản du lịch thông qua các công cụ pháp luật của các nước trên thế giới và gợi mở cho Việt Nam.

Hội thảo cũng sẽ nhận diện những xu hướng phát triển và nút thắt pháp lý của thị trường bất động sản du lịch Việt Nam; Vai trò quản lý và điều tiết thị trường bất động sản du lịch của Nhà nước; Sự tham gia, vận động và phát triển thị trường của các chủ thể quốc tế và trong nước; Những cơ hội và thách thức về chính sách, pháp luật đối với các chủ thể tham gia vào thị trường bất động sản du lịch ở Việt Nam và cùng các chuyên gia đề xuất những giải pháp phù hợp để hoàn thiện chính sách, pháp luật cho thị trường bất động sản du lịch Việt Nam, dựa trên kinh nghiệm của các nước trên thế giới.

Chuyên gia kinh tế, PGS.TS. Đinh Trọng Thịnh:

Có thể thấy rằng, trước dịch Covid-19, thị trường bất động sản du lịch Việt Nam đã có sự phát triển tương đối mạnh mẽ nhờ những tiềm năng vượt trội về du lịch như cảnh quan thiên nhiên, di sản văn hoá…

Trong giai đoạn 2014 - 2019, thị trường chứng kiến sự đổ bộ của nhiều nhà phát triển bất động sản lớn vào phân khúc bất động sản du lịch với hàng loạt dự án trải dài từ Bắc chí Nam. Sự phát triển của bất động sản du lịch có thời điểm lên đến cao trào với nhiều sản phẩm mới và trở thành một phân khúc nóng thu hút sự quan tâm bậc nhất của các nhà đầu tư.

Tuy nhiên, từ cuối năm 2018 đến 2019, trên thị trường đã xuất hiện những sự đổ vỡ nhất định, đặc biệt là về vấn đề sở hữu và cam kết lợi nhuận của Condotel. Nguyên nhân là do sản phẩm này đã phát triển một cách ồ ạt trên thị trường nhưng pháp lý vẫn đi sau, chưa có quy định rõ ràng, cụ thể về các tiêu chí để quản lý và vận hành.

Sau “cú sốc” này của nhà đầu tư, thị trường vốn đã trầm lắng lại càng trầm lắng, thậm chí là “đóng băng” khi chịu tác động nặng nề của dịch Covid-19 trong gần 2 năm qua. Trong bối cảnh nhiều nước trong khu vực đã mở cửa để đón khách du lịch, Việt Nam cũng không thể đóng cửa lâu thêm nữa.

Tuy nhiên, để thị trường có động lực phục hồi và phát triển một cách minh bạch, bền vững, tương xứng với các tiềm năng thì không thể không hoàn thiện khung pháp lý cho bất động sản du lịch. Theo đó, phân khúc này cần có sự định danh một cách rõ ràng trong các văn bản quy phạm pháp luật.

Chính vì thế, tôi cho rằng, Hội thảo khoa học quốc tế với chủ đề “Chính sách, pháp luật cho thị trường bất động sản du lịch: Những vấn đề đặt ra cho Việt Nam” được tổ chức trong thời điểm này là rất cần thiết.

Thành công của Hội thảo sẽ góp phần quan trọng trong việc đưa ra những kiến giải, đề xuất nhằm tháo gỡ những điểm nghẽn lớn của thị trường bất động sẩn du lịch. Đặc biệt, với những góc nhìn từ kinh nghiệm của các nước trên thế giới, sẽ có nhiều bài học cho Việt Nam trong việc làm sao để thị trường bất động sản du lịch có thể phát triển mạnh nhưng bền vững, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia một cách minh bạch, hạn chế các rủi ro. Từ đó, bất động sản du lịch ngàỳ càng có đóng góp lớn cho sự phục hồi và phát triển của ngành du lịch, một trong những mũi nhọn đột phá của nền kinh tế Việt Nam.

Kỳ vọng, các chuyên gia tại hội thảo sẽ cùng bàn luận để kiến nghị những chính sách cởi mở, thông thoáng hơn trong việc xác định quyền sở hữu các sản phẩm bất động sản du lịch cho nhà đầu tư nước ngoài.

Việc tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, tạo sự liên kết chặt chẽ giữa quần thể khu du lịch, gắn bó và phát huy truyền thống văn hóa bản địa và đáp ứng các tiêu chuẩn thân thiện, an toàn, bảo vệ các tài nguyên du lịch sẽ tạo đà phát triển bền vững cho thị trường bất động sản du lịch Việt Nam trong tương lai.

TS. Phan Hữu Thắng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VNREA), Nguyên Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ KH&ĐT:

Trong thành công phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam nói chung trong hơn 3 thập kỷ vừa qua, diện mạo của nền kinh tế Việt Nam trên hầu hết các lĩnh vực từ công nghiệp, nông lâm ngư nghiệp, đến dịch vụ đã thay da đổi sắc, cơ sở hạ tầng như đường xá, cầu cống, sân bay, bến cảng, đời sống của người dân được nâng cao, tầng lớp trung lưu ngày càng tăng, cùng với đó là nhu cầu nhà ở, du lịch của người dân cũng tăng nhanh, lượng khách quốc tế đến Việt Nam cũng ngày một nhiều hơn,…

Trong bối cảnh đó, các nhà phát triển bất động sản đã nhìn thấy đúng tiềm năng của lĩnh vực này để phát triển dự án bất động sản gắn với du lịch để phục vụ người dân. Nhưng chúng ta đã biết, hệ thống luật pháp chính sách hiện tại không theo kịp tốc độ phát triển của thị trường bất động sản nên đến nay vẫn thiếu khung pháp luật cho phát triển loại hình bất động sản du lịch tại Việt Nam.

Do đó, câu chuyện sử dụng đất 50 - 70 năm hay sở hữu vĩnh viễn là vấn đề được bàn luận trong một thời gian dài. Bên cạnh đó, các thất bại của một số dự án bất động sản du lịch nghỉ dưỡng được công bố công khai trên các phương tiện truyền thông thời gian qua như dự án Cocobay tại Đà Nẵng đã đẩy thêm bất động sản du lịch vào các khó khăn mới về thị trường đầu ra.

Trong bối cảnh mới, ngành du lịch mở cửa trở lại và bất động sản du lịch hồi phục, việc tổ chức hội thảo khoa học quốc tế“Chính sách, pháp luật về bất động sản du lịch – Những vấn đề đặt ra cho Việt Nam” là cần thiết.

Thứ nhất, hội thảo góp phần tháo gỡ các rào cản pháp lý đang ngăn trở sự phát triển của thị trường bất động sản du lịch như việc cấp sổ đỏ, quyền thực hiện và kinh doanh bất động sản du lịch… tiến tới dần hoàn thiện các chính sách riêng cho thị trường này.

Thứ hai, nhằm giúp doanh nghiệp tìm lối ra cho sản phẩm đã đầu tư của mình trước đó.

Thứ ba, câu chuyện thu hút nhà đầu tư FDI vào thị trường bất động sản du lịch, cho họ sở hữu như thế nào cũng còn nhiều vướng mắc. Do đó, khi nhận được thông tin về chương trình hội thảo khoa học quốc tế, tôi đã có góp ý, cần có một chủ đề thảo luận về vai trò của đầu tư nước ngoài trong hội thảo này. Từ đó có thể đưa ra các chính sách thu hút họ mua, đầu tư sản phẩm, dự án bất động sản du lịch cũng như tháo gỡ khó khăn cho họ khi rót vốn vào thị trường bất động sản nói chung, bất động sản du lịch nói riêng.

Luật sư Nguyễn Đức Tĩnh, Công ty Luật TNHH TTP Bengoshi:

Trải qua hai năm đương đầu với Covid 19, kinh tế của đất nước nói chung, thị trường bất động sản du lịch nói riêng đang “lao đao” tìm hướng đi để phục hồi vả phát triển. Bên cạnh đó, trước bối cảnh đại dịch đang dần được kiểm soát, bối cảnh và nhu cầu của khách du lịch đang dần thay đổi đặt ra “bài toán” cho nhà đầu tư, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, kinh doanh bất động sản phải chuyển đổi và thích nghi.

Tuy nhiên, rất khó để doanh nghiệp, nhà đầu tư an tâm để điều chỉnh, làm mới mình nếu chưa có một quy chế pháp lý cụ thể bảo đảm cho hoạt động của nhà đầu tư, doanh nghiệp. Không quá khi nói rằng hệ thống pháp luật hiện nay của nước nhà chưa phát triển đủ nhanh và kịp thời để đáp ứng với sự thay đổi của thị trường.

Chính vì vậy, hội thảo khoa học quốc tế “Chính sách, pháp luật về bất động sản du lịch – Những vấn đề đặt ra cho Việt Nam” là cơ hội tốt để Nhà nước cùng với giới chuyên môn trong và ngoài nước, nhà tư vấn, doanh nghiệp kinh doanh bất động sản du lịch…thảo luận, chia sẻ, đánh giá  các vấn đề của pháp luật liên quan đến thị trường bất động sản du lịch, từ đó góp phần hoàn thiện cơ sở pháp lý cho thị trường bất động sản du lịch Việt Nam.

Tôi kỳ vọng hội thảo sẽ là cầu nối tích cực giữa nhà lập pháp, chuyên gia và nhà đầu tư trong vấn đề pháp lý liên quan đến bất động sản du lịch. Tại hội thảo, các chuyên gia có thể chia sẻ những quan điểm của mình, những hiểu biết của bản thân về quy định của các quốc gia khác trên thế giới đối với vấn đề này.

Bên cạnh đó, hy vọng tại hội thảo lần này, các nhà đầu tư sẽ có cơ hội trình bày những khó khăn, thách thức trong thực tiễn thực hiện hoạt động đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực bất động sản du lịch tại Việt Nam hiện nay. Để từ đó, các nhà lập pháp có thể tham khảo được những ý kiến, quan điểm khác nhau từ các bên để xây dựng và hoàn thiện quy định liên quan đến vấn đề này, đồng thời nắm được những tồn đọng hiện có về mặt chính sách, pháp luật để đưa ra phương hướng giải quyết cho phù hợp.

Mặt khác, hy vọng hội thảo sẽ giúp các nhà đầu tư, chuyên gia thấy được những khó khăn trong quá trình xây dựng chính sách và pháp luật hiện nay của Nhà nước. Cùng với đó, giúp họ thấy được tinh thần làm luật của nhà lập pháp trong thời gian tới, sự cởi mở và khuyến khích của nhà nước đối với hoạt động đầu tư trong lĩnh vực này.

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top