Aa

Nhọc nhằn mở bán căn hộ cao cấp thời thị trường… cắt lỗ!

Thứ Năm, 22/06/2017 - 14:00

Doanh nghiệp kêu dễ "chết" vì xây nhà ở xã hội, Bộ Xây dựng lên tiếng; 3.500 trường hợp nợ tiền thuê nhà sở hữu nhà nước; Hấp lực khó cưỡng của thị trường BĐS Việt Nam; Nhọc nhằn mở bán căn hộ cao cấp thời thị trường… cắt lỗ!; KBC từ bỏ kế hoạch xây tháp 100 tầng… là một số tin tức nổi bật trên thị trường BĐS 24h qua.

 Doanh nghiệp kêu dễ "chết" vì xây NƠXH, Bộ Xây dựng lên tiếng

Thông qua Hệ thống tiếp nhận, trả lời kiến nghị của doanh nghiệp, Công ty TNHH Sản xuất HTD Bình Tân khẳng định, với mức lãi suất thương mại thì chủ đầu tư không thể xây dựng nhà và bán với mức giá của nhà ở xã hội (NƠXH). Như vậy, doanh nghiệp sẽ dễ "chết" và người dân thì cũng không thể mua nhà, nên Công ty đề nghị Chính phủ có những biện pháp hỗ trợ khác giúp giảm lãi suất cho vay.

Về vấn đề này, Bộ Xây dựng cho biết, theo quy định của pháp luật về nhà ở thì vốn để thực hiện chính sách NƠXH bao gồm "vốn do nhà nước cho vay ưu đãi thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội, tổ chức tín dụng do nhà nước chỉ định" (Khoản 4 Điều 70 Luật Nhà ở năm 2014); "Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành tổng hợp, đề xuất và phân bổ nguồn vốn từ ngân sách trung ương theo kế hoạch trung hạn và hàng năm thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội, các tổ chức tín dụng do Nhà nước chỉ định để thực hiện chính sách hỗ trợ NƠXH" (Điểm a Khoản 1 Điều 29 Nghị định số 100/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ về phát triển và quản lý NƠXH)…

Xem chi tiết tại đây

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

3.500 trường hợp nợ tiền thuê nhà sở hữu nhà nước

Báo cáo tại buổi giám sát của Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND TP.HCM ngày 20/6 cho thấy, tính đến tháng 5/2017, có gần 3.500 trường hợp nợ tiền thuê nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước quá 3 tháng (thuộc diện phải thu hồi nhà), với tổng số tiền lũy kế khoảng 45,2 tỷ đồng.

Cụ thể, ông Đỗ Phi Hùng, Phó giám đốc Sở Xây dựng TP.HCM cho biết, trong tổng số 45,2 tỷ đồng mà người dân nợ tiền thuê nhà sở hữu nhà nước, có khoảng 1.200 trường hợp không có điều kiện thanh toán, hơn 1.500 chung cư tái định cư, nhà nằm trong quy hoạch bị giải tỏa... Đây là những người dân rất nghèo. Khi di dời đến nơi ở mới không đủ tiền mua căn hộ, điều kiện chi trả cuộc sống hằng ngày rất khó khăn nên nhiều hộ không đủ khả năng chi trả tiền thuê nhà.

Xem chi tiết tại đây

Nhọc nhằn mở bán căn hộ cao cấp thời thị trường… cắt lỗ!

Miễn phí quản lý căn hộ, tặng ô tô, hỗ trợ vay vốn lãi suất 0%, thị trường lại vừa tái xuất hiện chiêu bán căn hộ cao cấp với cam kết thuê lại trả lợi tức khủng. Các chương trình ưu đãi khủng này cho thấy việc mở bán căn hộ cao cấp của các chủ đầu tư đang ngày càng trở nên khó khăn.

Bước sang quý II/2017, khi thanh khoản của phân khúc căn hộ cao cấp có dấu hiệu chững lại. Đặc biệt, trào lưu “cắt lỗ” căn hộ cao cấp trên thị trường lan rộng, việc mở bán đối với dự án căn hộ cao cấp trở nên khó khăn hơn, thị trường lại tái xuất hiện tượng mở bán căn hộ với cam kết thuê lại giá cao.

“Việc đưa ra chương trình cam kết thuê lại với lợi tức lớn trong giai đoạn này, chủ đầu tư dường như đang hướng đến đối tượng nhà đầu tư nhiều hơn”, một vị đại diện đơn vị phấn phối lớn tại Hà Nội nhấn mạnh và cho rằng, nhà đầu tư nên cân nhắc các cam kết thuê lại với lợi tức lớn. Bởi nếu chủ đầu tư ưu đãi lớn, nhưng giá bán chắc chắn cũng không hề rẻ, do các ưu đãi này, đều sẽ được chủ đầu tư tính vào giá bán.

Xem chi tiết tại đây

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Hấp lực khó cưỡng của thị trường BĐS Việt Nam

Những nới lỏng trong các quy định pháp lý về quyền sở hữu BĐS đối với người nước ngoài, dòng chảy mạnh mẽ của của các luồng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào nền kinh tế nói chung và thị trường BĐS nói riêng đã tạo ra bước đà mạnh mẽ cho sự phát triển trên tất cả các phân khúc.

Ông Alvin Ong là một doanh nhân người Singapore, đồng thời cũng là một nhà đầu tư kỳ cựu tại thị trường BĐS Việt Nam. Nhận định về tiềm năng phát triển của thị trường này, ông Ong cho biết: “Trái với nhịp sống chậm của con người và đất nước Việt Nam, thị trường BĐS tại đây đang ngày càng 'nóng' hơn bao giờ hết. Đặc biệt, kể từ khi chính phủ Việt Nam có những 'nới lỏng' trong các quy định pháp lý về quyền sở hữu đối với người nước ngoài hồi tháng 7/2015, khu vực BĐS của Việt Nam đã thu hút rất nhiều các nhà đầu tư ngoại, đặc biệt là các nhà đầu tư đến từ Singapore”.

Xem chi tiết tại đây

Ông Đặng Thành Tâm từ bỏ kế hoạch xây tháp 100 tầng

Hội đồng quản trị của Tổng công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc (Mã CK: KBC) do ông Đặng Thành Tâm làm Chủ tịch vừa ra Nghị quyết chuyển nhượng 100% vốn góp (tương đương 1.500 tỷ đồng) tại Công ty TNHH MTV Phát triển Khách sạn Hoa Sen cho một đối tác khác là Công ty cổ phần Đầu tư Mặt trời mọc. Công ty Hoa Sen do KBC sở hữu 100% vốn, được thành lập hồi tháng 6/2016 với mục đích là phát triển dự án Diamond Rice Flower (tên cũ là Lotus Hotel) trên đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.

Trước đó, khu đất để phát triển dự án có quy mô 4,2ha được UBND TP. Hà Nội giao cho Tập đoàn Kinh Bắc từ năm 2009 sau khi chủ đầu tư cũ là Tập đoàn Riviera (Nhật Bản) rút lui do khó khăn về tài chính. Kế hoạch ban đầu của KBC là xây dựng tổ hợp gồm một toà tháp 100 tầng (cao khoảng 400m), một tòa cao 80 tầng (cao 320m) và một tòa 15 tầng, với các hạng mục hỗn hợp gồm trung tâm thương mại, vườn treo và khách sạn 6 sao. Tổng mức đầu tư dự kiến là 1 tỷ USD.

Xem chi tiết tại đây

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top