Aa

Những “cửa ô” mới hút đầu tư vào Hà Nội

Thứ Ba, 27/06/2017 - 14:04

Giá BĐS tiếp tục theo chiều hướng tăng; Thiếu không gian sinh hoạt công cộng tại chung cư: Lỗi do nhà quản lý và chủ đầu tư; Nhận diện những "cửa ô" mới thu hút đầu tư vào Hà Nội; Thêm công cụ “rã băng” bất động sản… là một số tin tức nổi bật trên thị trường BĐS 24h qua.

Thiếu không gian sinh hoạt công cộng tại chung cư: Lỗi do nhà quản lý và chủ đầu tư

Không gian công cộng nói chung, công viên, vườn hoa hay sân chơi nói riêng chính là những tiêu chí để đánh giá một đô thị, tòa nhà chung cư có chất lượng tốt. Theo ThS.KTS Lã Thị Kim Ngân, Viện trưởng Viện Kiến trúc – Hội Kiến trúc sư Việt Nam, việc thiếu chỗ vui chơi, hay không gian công cộng trong các đô thị hiện nay, trả lời Reatimes rằng phần lớn lỗi thuộc về chủ đầu tư và việc buông lỏng quản lí.

Theo bà Lã Thị Kim Ngân, các giải pháp phải xử lý tùy thuộc vào từng chung cư và cần sự tham vấn hợp tác của cộng đồng để có ý thức và trách nhiệm chung. Đối với chung cư hết niên hạn sử dụng phải thay thế cái mới đảm bảo các quy định pháp luật và đáp ứng yêu cầu sử dụng. Đối với chung cư cải tạo, tổ chức thêm tầng hầm, tầng trên mái, tăng cường bản sàn trên cao tạo thêm đường đi bộ và cây xanh theo chiều thắng đứng… Kiên quyết thu hồi các diện tích bị lấn chiếm trái phép giành cho các hoạt động chung của cộng đồng. Định kì duy tu bảo trì để đảm bảo chất lượng các không gian chung.

Xem chi tiết tại đây

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Tình trạng tranh chấp trong chung cư tiếp tục gia tăng

Theo Hiệp hội BĐS TP.HCM (HoREA), 6 tháng đầu năm 2017, tình hình tranh chấp trong chung cư tiếp tục gia tăng, chủ yếu là tranh chấp do chủ đầu tư chậm tổ chức đại hội chung cư để bầu Ban quản trị, chưa bàn giao quỹ bảo trì chung cư, tranh chấp phần sở hữu chung trong chung cư...

Ngoài ra, tranh chấp về quản lý sử dụng nguồn thu phí vận hành chung cư do các hộ dân nộp hàng tháng, về chất lượng xây dựng chung cư, chất lượng thiết bị, công trình phòng cháy chữa cháy cũng là những tranh chấp đáng báo động.

“Đặc biệt gay gắt là nhiều trường hợp chủ đầu tư không làm "sổ đỏ" cho người mua nhà qua nhiều năm, trong đó có nhiều trường hợp chủ đầu tư đã thế chấp căn hộ và dự án cho ngân hàng mà không giải chấp hoặc chưa đủ điều kiện nghiệm thu hoàn thành công trình nhưng đã đưa dân vào ở không đảm bảo an toàn”, HoREA nhấn mạnh.

Xem chi tiết tại đây

Thêm công cụ “rã băng” bất động sản!

việc ngày 21/6 vừa qua, Quốc hội thông qua Nghị quyết về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng (TCTD) với thời điểm áp dụng trong 5 năm kể từ ngày 15/8/2017, có thể sẽ tạo cú huých tích cực đến không chỉ hoạt động ngân hàng, mà còn với cả thị trường bất động sản.

Nghị quyết cũng cho phép bên mua các khoản nợ có nguồn gốc từ nợ xấu của TCTD có quyền nhận thế chấp, đăng ký quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất là TSĐB của khoản nợ đã mua, qua đó gỡ được các vướng mắc liên quan đến các khoản nợ có tài sản đảm bảo là quyền sử dụng đất đã được bán cho VAMC và các bên mua nợ khác.

Kỳ vọng những quy định trên, đặc biệt là việc thị trường hóa việc mua bán nợ xấu sẽ khiến hoạt động này vận hành đúng quy luật và thông thoáng hơn.

Xem chi tiết tại đây

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Giá BĐS tiếp tục theo chiều hướng tăng

Đánh giá về tình hình thị trường BĐS 6 tháng đầu năm, ông Nguyễn Mạnh Hà - Nguyên Cục trưởng Cục Quản lý nhà và Thị trường BĐS Việt Nam, Chủ tịch hội môi giới BĐS cho biết giá cả BĐS trong 6 tháng đầu năm tiếp tục tăng nhẹ.

Ông Hà cho biết, thị trường BĐS 6 tháng đầu năm 2017 tiếp tục tăng trưởng ổn định, thể hiện qua các yếu tố: giá cả, số lượng giao dịch, tính thanh khoản tốt lên, lượng hàng tồn kho giảm, cơ cấu hàng hóa tiếp tục được điều chỉnh để phù hợp hơn với nhu cầu đa dạng của thị trường.

"Mặt bằng giá cả BĐS tương đối ổn định, sự biến động giá tăng trong năm khoảng 2% đến 7%. Trong một số dự án đặc thù có sự tăng giá đến 12% song không phải là trào lưu phổ biến. Cá biệt có sự tăng nóng đất nền ở một số vùng ven TP. Hồ Chí Minh, nhưng sau khi được điều chỉnh đã ổn định trở lại", ông Hà nhấn mạnh.

Xem chi tiết tại đây

Nhận diện những "cửa ô" mới thu hút đầu tư vào Hà Nội

Sau 9 năm thực hiện quy hoạch mở rộng, Hà Nội đã vững vàng trong vai trò một đô thị hạt nhân đa chức năng, với hạ tầng đồng bộ, đáp ứng nhu cầu phát triển mạnh mẽ của Thủ đô và đất nước.

Bức tranh hạ tầng giao thông, đô thị, khu công nghiệp của Hà Nội hôm nay đã chứng minh tầm nhìn và bản lĩnh của Quốc hội khi thông qua Nghị quyết số 15/2008/NQ-QH12 về việc điều chỉnh địa giới hành chính TP. Hà Nội. Từ ngày 1/8/2008, Hà Nội “ôm trọn” toàn bộ diện tích tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh (Vĩnh Phúc) và 4 xã của huyện Lương Sơn (Hòa Bình), đã mở ra những cơ hội phát triển mới, sâu rộng và bền vững.

Theo Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Đức Chung, trong bối cảnh có sự chuyển dịch mạnh mẽ của dòng vốn đầu tư trong khu vực và thế giới, Hà Nội đang không ngừng hoàn thiện hệ thống hạ tầng, thực hiện cải cách hành chính, tinh giản bộ máy, tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp, nhà đầu tư đến đầu tư và gắn bó với Thủ đô, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và phát triển của Thành phố.

Xem chi tiết tại đây

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Thương hiệu dẫn đầu

Lên đầu trang
Top