1. Phong cách Cottagecore
Cottagecore (còn được gọi là Farmcore hoặc Countrycore) thực sự là một xu hướng phong cách sống hơn là một phong cách nội thất thực sự. Nó có mối quan hệ mật thiết với với các trào lưu thẩm mỹ hoài cổ khác như Grandmacore, Faeriecore và Goblincore.
Cottagecore tôn vinh cuộc sống nông thôn lý tưởng, hoài cổ để thoát khỏi những căng thẳng của cuộc sống hiện đại. Với xu hướng này, chúng ta coi trọng truyền thống và tìm niềm vui trong trồng trọt, nấu ăn, đồ thủ công,… The New York Times đã mô tả đây là sự phản ứng đối với văn hóa hối hả và sự ra đời của thương hiệu cá nhân.
Xuất phát từ cuộc sống đồng quê gắn liền với thiên nhiên và căn nhà nhỏ ấm cúng, đồ nội thất theo phong cách Cottagecore cũng vì thế mà mang những nét đặc trưng riêng. Những chiếc rèm, gối, khăn trải bàn... nổi bật với họa tiết thêu tay, tấm vải hoa nhí gợi lên liên tưởng về nét đẹp thuần khiết và hoài cổ. Màu sắc thường thấy trong phong cách này là những gam màu không quá sặc sỡ như nâu, beige, vàng mù tạc, màu xanh lá trà, màu tím lavender…
2. Phong cách Traditional Interior Design
Khi vẻ đẹp của phong cách truyền thống được kết hợp với phong cách đương đại, tưởng chừng như không thể nhưng chúng ta lại có được một loại phong cách đặc biệt, trái ngược hoàn toàn so với hàng loạt những loại hình kiến trúc thông thường. Đó là phong cách nội thất chuyển tiếp Traditional Interior Design.
Phong cách thiết kế này được biết đến là sự tổng hòa của các màu trung tính, chẳng hạn như màu kem, màu xám tro và màu xám nâu. Có thể nói, các yếu tố cổ điển là một dấu ấn độc đáo của phong cách thiết kế nội thất chuyển tiếp Transitional.
Với sự kết hợp mang tính sáng tạo, đầy nghệ thuật trong từng món đồ vật cũ kỹ, đến những dải màu sắc trung tính, những đường nét đơn giản nhưng lại hiện đại. Sự chuyển mình trong loại phong cách này được giao thoa với nhau giữa cái mới và cái cũ vô cùng phù hợp, tinh tế, cân bằng trên mọi phương diện.
3. Phong cách Georgian
Phong cách Georgian có nguồn gốc từ thời kỳ nữ hoàng Anne nhưng thực sự thịnh vượng dưới thời đại của bốn vị quốc vương Anh: George I, George II, George III và George IV.
Kiến trúc Anh trong thời kỳ này được lấy cảm hứng từ chủ nghĩa cổ điển của Hy Lạp và La Mã cổ đại. Niềm đam mê với các khái niệm như hình học và tỷ lệ đã dẫn đến khao khát áp dụng tính đối xứng trong thiết kế kiến trúc, khao khát này đã lan truyền đến tận New York.
Nội thất mang phong cách Georgian gây ấn tượng bởi vẻ đẹp đậm chất cổ điển, quý phái, sang trọng và tinh tế. Những yếu tố đồ sộ, to lớn và cầu kỳ cũng rất được ưa chuộng trong không gian nội thất này. Dễ dàng nhận thấy những chi tiết như trán tường nhấp nhô hay chạm khắc công phu đẹp mắt trong những công trình kiểu này. Không những vậy, các món đồ nội thất còn được chạm trổ, điêu khắc rất cầu kỳ và công phu. Điều này nhằm mục đích thể hiện sự uy quyền, giàu có của gia chủ.
Màu sắc chủ đạo trong không gian nội thất phong cách Georgian thường là những gam màu dựa trên chủ đề hoa lá, đó là màu kem, màu đỏ của hoa hồng, màu đậu xanh.../.