Aa

Những rủi ro nào khi mua nhà ở hình thành trong tương lai?

Thứ Bảy, 27/05/2017 - 14:01

Vì sao người có tiền không dại nhưng tại sao vẫn "sập bẫy" sốt đất? Thông tin mới về sửa đổi các luật liên quan đến quy hoạch, biến tướng của Time-share khi về Việt Nam như thế nào? Những rủi ro nào khi mua nhà ở hình thành trong tương lai?... là những thông tin chính của BĐS 24h qua.

Người có tiền không dại nhưng tại sao vẫn "sập bẫy" sốt đất?

Sốt đất không phải là mới trên thị trường BĐS bởi nước ta đã có 4 đợt sốt đất từ năm 1993 trở lại đây. Vậy, nguyên nhân của việc sốt đất do đâu? Đối tượng nào hưởng lợi? Thấy gì từ sau những cơn sốt đất?

Trao đổi với PV Infonet, chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong cho rằng, sốt đất gắn với mấy yếu tố: đưa giá đất về với giá thị trường, điều chỉnh các quy hoạch, dự án phát triển kinh tế ở những điểm lấy đất gắn với sự gia tăng giá trị đất, gắn với nhu cầu của người dân về sở hữu cải thiện chất lượng sống gắn với nhà ở của mình. Cuối cùng là các chiêu thức đầu cơ, tin đồn, bất cập trong những thông tin không công khai, minh bạch.

“Tùy từng địa phương, từng thời điểm, các yếu tố nói trên hội tụ lại tạo nên những cơn sốt đất. Nhưng về cơ bản những cơn sốt đất hiện nay không còn lan tỏa toàn vùng như ngày trước mà chỉ còn một địa điểm nào đó, nhỏ hẹp hơn, thời gian nhanh hơn”, vị chuyên gia nhận xét.

Theo chuyên gia kinh tế, không thể dập tắt được tất cả những cơn sốt đất bởi đây như những hiện tượng kinh tế thị trường. (Ảnh minh họa)

Theo chuyên gia kinh tế, không thể dập tắt được tất cả những cơn sốt đất bởi đây như những hiện tượng kinh tế thị trường. (Ảnh minh họa)

Theo TS Nguyễn Trí Hiếu, sẽ không bao giờ triệt tiêu được những cơn sốt đất vì ở bất cứ thời điểm nào thì giới “cò đất”, những nhà môi giới đều có nhiều cách để làm giá. Mặc dù người dân đã có hiểu biết và có thông tin nhiều hơn, nhưng thông tin thân cận khác từ bạn bè, hàng xóm ảnh hưởng đến người dân rất nhanh chóng, lợi dụng tình trạng đó, giới môi giới “thổi phồng” giá đất lên.

Xem thêm tại đây.

Time-share: Mô hình chuẩn ở nước ngoài, biến tướng khi về Việt Nam

Theo PGS. TS Doãn Hồng Nhung, Giảng viên cao cấp Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội, hiện nay, khi đưa Condotel tới Việt Nam, các tập đoàn thường đưa ra lời quảng cáo rằng: “Sở hữu căn hộ Condotel và tham gia chương trình Time-share sẽ mang đến cho bạn những giá trị ngoài sức tưởng tượng. Time-share sẽ nhắc nhở bạn về một thời gian nghỉ dưỡng cố định để bạn trút bỏ hết căng thẳng mệt mỏi của công việc, dành thời gian cho những người mà bạn yêu quý nhất. Giá trị lớn hơn là bạn có thể sinh lời đều đặn hàng tháng từ căn hộ Condotel của mình".

Tuy nhiên, PGS. TS. Doãn Hồng Nhung cho rằng, vốn dĩ, Condotel và Time-share là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau và không thể trộn lẫn.

Xem thêm tại đây.

Đã có phương án sửa đổi các luật liên quan đến quy hoạch

Đề cập tới Dự thảo Luật Quy hoạch, được Quốc hội thảo luận ngày hôm qua (26/5), ông Đinh Thanh Tâm, Phó vụ trưởng Vụ Quản lý quy hoạch, Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẳng định: 

Có tới 95 luật, pháp lệnh có liên quan đến quy hoạch. Để thực thi Luật Quy hoạch, phải sửa đổi, bổ sung tới 32 luật, trong khi từ nay đến ngày 1/1/2019 (thời điểm Luật Quy hoạch có hiệu lực), thời gian còn lại không nhiều, vì vậy băn khoăn, lo lắng của các đại biểu Quốc hội rất đúng.

Mặc dù số lượng luật phải sửa đổi, bổ sung kỷ lục, nhưng chúng tôi bảo đảm sẽ sửa đổi, bổ sung đúng tiến độ nếu Quốc hội thông qua Luật Quy hoạch vào ngày 19/6/2017 tới đây.

Tôi khẳng định như vậy không hề chủ quan, bởi trong số 95 luật, pháp lệnh liên quan đến quy hoạch, thực ra chỉ phải sửa đổi, bổ sung 32 luật. Trong số 32 luật này, có 19 luật chỉ phải sửa từ 1 đến 4 điều rất đơn giản; 9 luật khác phải sửa nhiều hơn, song toàn các điều không phức tạp, nên việc sửa cũng đơn giản. Như vậy, chỉ còn 4 luật phải sửa một số điều để phù hợp với Luật Quy hoạch.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Xem thêm tại đây.

Nhà xã hội "đói" vốn ưu đãi

Theo ông Nguyễn Trọng Ninh - Cục trưởng Cục Quản lý Nhà và Thị trường BĐS (Bộ Xây dựng), 5 năm qua, nhà ở xã hội (NƠXH) mới đáp ứng được 37% nhu cầu đối với các đối tượng thu nhập thấp tại đô thị, công nhân lao động ở các khu công nghiệp so với kế hoạch đặt ra. “Thực tế, nhu cầu về nhà ở này rất lớn”, ông Ninh cho biết.

Theo ông Ninh, hiện khó khăn nhất là tìm được nguồn vốn hỗ trợ để giúp các nhà đầu tư, doanh nghiệp và người có nhu cầu về nhà ở được vay nguồn vốn ưu đãi, để giảm giá thành nhà ở.

Xem thêm tại đây.

Những rủi ro nào khi mua nhà ở hình thành trong tương lai?

Hình thức kinh doanh nhà hình thành trong tương lai (NOTL) đã được Luật Kinh doanh bất động sản (BĐS) cho phép và triển khai hơn 10 năm nay: Vừa giúp các chủ đầu tư huy động thêm nguồn vốn để triển khai dự án, vừa giúp người mua nhà giảm bớt áp lực tài chính khi thanh toán tiền mua nhà nhiều lần theo tiến độ dự án, giá rẻ hơn so với giá căn hộ sau khi đã hoàn chỉnh.

Ông Phạm Gia Hòa, Phó Giám đốc Văn phòng Đăng ký đất đai TP.HCM, cho biết pháp luật bắt buộc dự án đưa vào kinh doanh phải có sổ đỏ dự án, giấy phép xây dựng, giấy nghiệm thu hoàn thành xây dựng phần móng tòa nhà; trước khi bán phải có thông báo với cơ quan quản lý nhà nước… Hàng loạt chế tài này nhằm mục đích hạn chế rủi ro cho người mua. Nhưng khó khăn nhất là làm sao để đưa những quy định này vào cuộc sống?

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Còn ông Phan Trường Sơn, Trưởng phòng Phát triển nhà thuộc Sở Xây dựng TP.HCM, lưu ý một dự án NOTL trước khi ký hợp đồng mở bán phải được Sở Xây dựng xác nhận đủ điều kiện huy động vốn, ngân hàng có thể bảo lãnh toàn bộ dự án hoặc một phần, tùy theo từng dự án. Tuy nhiên, thống kê từ thực tế cho thấy, có ít nhất 5 rủi ro khách hàng rất dễ “sập bẫy”, từ hồ sơ pháp lý, tài chính ngân hàng cho đến tiến độ, chất lượng căn hộ…

Xem thêm tại đây.

 

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top