Nông dân lo 'buôn đất lời hơn làm lúa', bộ trình 6 giải pháp hạ nhiệt
Lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường đưa ra 6 nhóm giải pháp để “hạ nhiệt” tình trạng đất nông nghiệp nhiều nơi lên giá ào ào từ câu hỏi trong Hội nghị trực tuyến Thủ tướng Chính phủ đối thoại với nông dân Việt Nam.
Kết nối trực tuyến giữa hội nghị với điểm cầu tỉnh Bắc Giang, ông Hoàng Đình Quê - thôn Quỳnh Sơn, xã Quỳnh Sơn, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang - cho biết thời gian vừa qua, giá đất đai tại nhiều nơi đã tăng, dẫn tới hiện tượng nhiều bà con nông dân cũng tham gia buôn bán đất nông nghiệp.
"Việc tăng giá đất dẫn đến nhiều hệ lụy không tốt cho sản xuất nông nghiệp, cho đảm bảo an ninh, trật tự ở nhiều địa phương. Xin hỏi Thủ tướng, Chính phủ có các giải pháp gì nhằm kiểm soát giá đất, giám sát việc buôn bán, chuyển nhượng đất đai đúng các quy định của pháp luật?", ông Quê đặt câu hỏi.
Trả lời câu hỏi này, ông Trần Quý Kiên, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường đã đưa ra 6 nhóm giải pháp.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Trái phiếu "rác" bất động sản làm ảnh hưởng việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp
Các chuyên gia cho rằng, trái phiếu "rác" làm ảnh hưởng việc phát hành trái phiếu của doanh nghiệp, vì thế cần phải chấn chỉnh, phân loại và xếp hạng tín nhiệm của doanh nghiệp để việc phát hành trái phiếu lành mạnh, tránh rủi ro.
Theo ông Trần Du Lịch, Phó chủ tịch Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC), trong 20 năm qua thị trường bất động sản đã đóng góp rất lớn trong quá trình đô thị hoá, phát triển hạ tầng công nghiệp... Tuy nhiên, thị trường bất động sản cũng có những khuyết tật, méo mó. Gần đây, sự liên thông giữa thị trường tài chính và thị trường bất động sản không minh bạch đã tạo ra rủi ro lớn. Do đó, Nhà nước đang chấn chỉnh và lành mạnh hoá 2 thị trường này.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Kiểm soát rủi ro tín dụng bất động sản: Quá mạnh tay có thể đẩy giá nhà tiếp tục leo thang
Trong những năm gần đây, nguồn vốn để thúc đẩy thị trường bất động sản Việt Nam phát triển ngày càng đa dạng gồm: Nguồn vốn tự có của các chủ sở hữu doanh nghiệp, nguồn vốn từ phát hành cổ phiếu bổ sung trên thị trường chứng khoán, nguồn vốn tín dụng (tín dụng ngân hàng và phát hành trái phiếu vay thương mại), nguồn vốn FDI, nguồn vốn từ các quỹ đầu tư…
Tuy nhiên, do đặc điểm của nền kinh tế và theo thói quen, các doanh nghiệp bất động sản Việt Nam vẫn phụ thuộc rất lớn vào nguồn vốn tín dụng, đặc biệt là tín dụng ngân hàng. Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, hiện nay, tổng dư nợ cho vay bất động sản khoảng hơn 2 triệu tỷ đồng, chiếm 20% tổng dư nợ nền kinh tế. Mức tăng trưởng cho vay với lĩnh vực bất động sản cũng dần được hạ thấp trong những năm gần đây, từ mức tăng trưởng tín dụng trên 26% trong năm 2018, giảm còn 11,89% trong năm 2020 và khoảng 12% năm 2021.
Thời gian qua, việc tăng trưởng nóng của thị trường bất động sản với sự tham gia ồ ạt của các nhà đầu tư lướt sóng, sử dụng đòn bẩy tài chính từ vốn vay ngân hàng đã gây ra nguy cơ rủi ro cho thị trường bất động sản nói riêng, thị trường tài chính tiền tệ và kinh tế đất nước nói chung.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Nghiêm trị tình trạng chuyển nhượng trái phép đất nông nghiệp
Liên quan đến đề xuất của nhiều nông dân nhằm kiểm soát tình trạng phân lô, bán nền, chuyển nhượng trái phép đất đai, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đồng tình rằng thời gian qua có vấn đề sốt đất tại nhiều địa phương. Theo Thủ tướng, hiện nay, một mặt Quốc hội đang rất tích cực nghiên cứu, sửa đổi Luật Đất đai, một mặt sẽ chỉ đạo các đơn vị tham mưu, chuẩn bị để tổ chức hội nghị phát triển thị trường bất động sản an toàn, lành mạnh.
Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng đề nghị các bộ ngành, địa phương quản lý, giám sát, xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm phân lô, bán nền, chuyển nhượng đất nông nghiệp không đúng mục đích; cũng như các vấn đề tiêu cực, tham nhũng trong lĩnh vực đất đai.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Siết chặt thuế chuyển nhượng bất động sản
Khai giá giao dịch thấp hơn thực tế trong chuyển nhượng BĐS để gian lận, trốn thuế là tình trạng diễn ra khá phổ biến thời gian qua gây thất thu ngân sách nhà nước.
Ngành Thuế TP.HCM đã triển khai nhiều giải pháp nhằm siết chặt quản lý thuế trong lĩnh vực trên. Kết quả quý I năm nay đã điều chỉnh giá giao dịch trên 10.800 hồ sơ, thu thêm cho ngân sách 380 tỷ đồng. Tuy nhiên, để xử lý triệt để vẫn cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp.
Để tránh tình trạng kê khai giá chuyển nhượng thấp hơn so với thực tế, theo các chuyên gia giải pháp căn cơ đầu tiên chính là phải xây dựng khung giá đất từ cơ quan thuế. Bởi hiện bảng giá đất có nơi chỉ bằng 10 - 15% giá thị trường, thậm chí còn thấp hơn.